6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

(Baohatinh.vn) - Không kể nắng hay mưa, đều đặn mỗi tháng 3 lần, 6 cụ bà tại thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) lại lặng lẽ mang những nồi cháo nóng hổi, cấp phát cho hàng trăm bệnh nhân đang điều trị tại BVĐK huyện Cẩm Xuyên, góp phần động viên người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật.

6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

Tổ tự tâm được thành lập và duy trì hoạt động từ tháng 2/2014

Mong mỏi muốn chia sẻ phần nào khó khăn cho người bệnh và người nhà người bệnh, tháng 2/2014, 6 cụ bà tại thị trấn Cẩm Xuyên đã thành lập Tổ tự tâm để nấu cháo miễn phí cho các bệnh nhân nghèo điều trị tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Cẩm Xuyên.

Cụ Chu Thị Lương (79 tuổi) - Tổ trưởng Tổ tự tâm cho biết, “vào viện vì ốm đau, bệnh tật là vất vả, mệt mỏi lắm, không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả người thân. Cho nên dù không dư giả gì những mỗi tháng chúng tôi trích ra một ít từ đồng lương hưu nấu nồi cháo để mong chia sẻ phần nào khó khăn, động viên người bệnh”.

6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

Nồi cháo được duy trì đều đặn mỗi tháng 3 lần

Ngoài bà Lương, Tổ tự tâm còn có sự tham gia các cụ: Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền, Ngô Thị Khương, Nguyễn Thị Nhung.

Các cụ đều trú tại thị trấn Cẩm Xuyên, là cán bộ về hưu; người nhiều thì năm nay đã cận kề ở tuổi 80, người ít năm này đã trên 60 tuổi.

6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

Cháo được cho lên xe kéo để chuyển tới bệnh viện cho các bệnh nhân

Cụ Lương kể, "khi Tổ mới ra đời, chưa có ai hỗ trợ, quyên góp nên mỗi cụ phải góp từ 2 - 3 triệu để “làm vốn” nấu cháo cho người bệnh. Sau này, nhờ sự hỗ trợ của mọi người, mỗi tháng mỗi cụ chỉ trích ra 200 ngàn từ số tiền lương hưu để bỏ thêm vào nồi cháo.

Có người cho 50 ngàn, có người 100 ngàn có người 200 ngàn, có người 500 ngàn, có người cho gạo, đôi khi có người thì cho củi. Nói chung ai cho gì lấy nấy miễn “làm đầy” thêm được nồi cháo là chúng tôi mừng".

6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

Không khí một buổi cấp phát cháo

Mỗi tháng, các cụ tổ chức nấu 3 lần, mỗi lần 3 nồi với trên 200 suất cháo được cấp phát đến tận người bệnh và người nhà người bệnh.

Mỗi một lần nấu cháo thường sử dụng 1 yến gạo, 5kg củ, 5kg đậu, hạt sen cùng với thịt, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Để tránh lãng phí, trước khi nấu, các cụ đến khảo sát số người bệnh tại bệnh viện để phù hợp với nhu cầu, tránh bị thừa hoặc thiếu.

6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

Nồi cháo được các cụ chuẩn bị chu đáo với 8 loại nguyên liệu, thực phẩm

Để tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thêm kinh phí để 6 cụ nấu cháo, Tổ phân công người làm kế toán, người làm thủ quỹ để ghi lại những đóng góp hỗ trợ của mọi người cũng như tình hình chi tiêu. Cứ 6 tháng các cụ lại tổng kết một lần để đảm bảo công khai, minh bạch.

Từ 2014 cho đến nay, Tổ tự tâm đã nấu và cấp phát được trên 20.000 bát cháo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

Nồi cháo từ thiện đã góp phần động viên, khích lệ người bệnh chiến đấu với bệnh tật

Bác sỹ Phan Thanh Minh - Giám đốc BVĐK huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Không kể mưa hay nắng, mỗi tháng các cụ đều tổ chức nấu cháo, phát cháo cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại bệnh viện từ 2 đến 3 lần. Ban đầu thì phát cho bệnh nhân nghèo, sau này các cụ phát hết cho người bệnh và người nhà người bệnh, không kể nghèo hay giàu. Việc làm của các cụ không chỉ có ý nghĩa động viên người bệnh mà còn khiến cho không khí trong bệnh viện trở nên ấp áp hơn, gần gũi hơn".

Mô hình góp lương hưu nấu cháo tình thương của Tổ tự tâm đã nhiều lần được cấp ủy, chính quyền các cấp vinh danh, khen thưởng, biểu dương.

6 cụ bà Hà Tĩnh góp lương hưu, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo

Tổ tự tâm được biểu dương tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên

“Mỗi lần được mời đi nhận giấy khen, bằng khen, chúng tôi mừng lắm, không chỉ bởi hoạt động của mình được ghi nhận mà còn mừng vì được nhận tiền thưởng để bỏ vào nồi cháo” – cụ Chu Thị Lương chia sẻ.

Cụ Lương cũng bộc bạch thêm: "Chúng tôi già rồi, sức khỏe ngày một yếu đi, không thể làm mãi được nên mong có thêm sự chung tay, tiếp nối, duy trì nồi cháo để chia sẻ khó khăn, vất vả cùng người bệnh”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.