Agribank Cẩm Xuyên - Đối tác tin cậy của nhà nông

(Baohatinh.vn) - Tổng dư nợ 6 tháng đầu năm đạt 850 tỷ đồng với 13.000 khách hàng và 1.100 tỷ đồng tiền gửi, Ngân hàng No&PTNT (Agribank) Chi nhánh Cẩm Xuyên đang là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về dư nợ và số lượng khách hàng…

Tại Phòng giao dịch (PGD) Cẩm Trung khi chưa bắt đầu giờ làm việc buổi chiều, tuy nhiên, trên bàn giao dịch, các cán bộ ngân hàng đã sẵn sàng tiếp đón khách. “Cán bộ ở đây không nghỉ trưa quen rồi. Hết giờ làm việc buổi sáng, họ lại sắp xếp, giải quyết các chứng từ còn tồn đọng, chuẩn bị sẵn giấy tờ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến giao dịch. Thế là vừa kịp đến giờ làm việc buổi chiều”. Ngay sau lời tâm sự của bà Trần Thị Trung - Trưởng PGD Cẩm Trung ít phút thì bà con đã đến ngồi chật các ô cửa giao dịch. Người gửi tiền, người nhận tiền, người làm thủ tục vay vốn… Khác với những PGD ở các trung tâm đô thị, nhu cầu giao dịch của bà con nhân dân ở đây có khi rất nhỏ, chỉ vài ba triệu đồng nhưng các giao dịch viên vẫn nhiệt tình, chu đáo.

agribank cam xuyen doi tac tin cay cua nha nong

Trang trại lợn nái quy mô 500 con của bà Thiều Thị Triết (Cẩm Lạc) được Agribank Cẩm Xuyên đầu tư 4 tỷ đồng.

Đóng trên địa bàn xã Cẩm Trung, PGD phụ trách tín dụng ở 8 xã: Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Hà, Cẩm Lạc, Cẩm Minh, Cẩm Trung, Cẩm Lĩnh và Cẩm Lộc. Địa bàn hoạt động rộng, nhiều địa hình phức tạp, khó khăn, đòi hỏi mỗi cán bộ phải năng động, linh hoạt và tâm huyết để đi đến tận xóm, gõ cửa tận nhà để phát triển mạng lưới tín dụng. Bà Trần Thị Trung cho biết thêm: “Đến thời điểm này, dư nợ tại PGD là 240 tỷ đồng với 4.000 khách hàng. Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình nhưng PGD cũng tạo điều kiện hết mức cho khách hàng, nhất là khách hàng vay vốn. Hiện nay, chúng tôi đã thực hiện cho vay 100 triệu đồng không cần thế chấp, vừa giảm nhẹ các thủ tục, vừa tạo điều kiện để bà con có nguồn vốn phát triển sản xuất”.

Chúng tôi theo chân 2 cán bộ tín dụng về Cẩm Lạc, vùng đất một thời gian khó thì nay lại có nhiều mô hình kinh tế lớn nhất nhì huyện. Đến đâu cũng nghe người ta bàn về chuyện vay tiền tỷ làm trang trại. Ông Nguyễn Văn Thuấn - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Một mặt xã khuyến khích, hỗ trợ bà con xây dựng phương án sản xuất nhưng quan trọng là có sự đồng hành của

Agribank, nhất là nguồn vay hỗ trợ lãi suất. Thẩm định kỹ, chính xác, thủ tục đơn giản nên bà con tiếp cận nguồn vốn nhanh mà vẫn đảm bảo giữ tỷ lệ nợ xấu rất thấp”. Trong số 55 tỷ đồng dư nợ từ tín dụng thì trên 30 tỷ đồng là dư nợ của Agribank. Riêng hỗ trợ lãi suất đạt 13-14 tỷ đồng, không ít nông dân đã mạnh dạn vay tiền tỷ để phát triển sản xuất như: Thiều Thị Triết (thôn Yên Lạc) vay 4 tỷ đồng đầu tư trang trại lợn nái; Võ Kim Duy (thôn Lạc Thọ) 800 triệu đồng; Nguyễn Thị Hoa (thôn Nam Hà) 500 triệu đồng… Đặc biệt, Chi nhánh Agribank Cẩm Xuyên đã thực hiện cơ chế “mở” hết mức khi cho vay tín chấp đến 200-300 triệu đồng/hộ. Một người làm, vạn người theo, động lực này đã tạo sức lan tỏa trong nhân dân. Ở địa bàn xa trung tâm, điều kiện kinh tế chưa phải là nhiều lợi thế nhưng có đến 16 mô hình trang trại lớn, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm.

agribank cam xuyen doi tac tin cay cua nha nong

Sự thân thiện, tận tình của cán bộ Agribank đã góp phần xây dựng sự gắn kết lâu bền của khách hàng

Không chỉ chú tâm vào những khách hàng lớn, Chi nhánh Agribank Cẩm Xuyên còn nối cánh tay tín dụng đến tận những hộ dân nhỏ nhất. Ông Nguyễn Văn Thanh (xóm 1, Cẩm Trung) cho biết: “Tôi bắt đầu vay vốn của Ngân hàng No&PTNT từ vài chục năm trước, từ việc mua con gà, đàn lợn, đến chuyện xây dựng cuộc sống cho 5 đứa con đều nhờ đến ngân hàng. So với trước, bây giờ thủ tục đơn giản hơn nhiều nên tiện lắm. Không chỉ cho vay, ngân hàng còn tạo điều kiện cho nông dân chúng tôi làm ăn nữa”. Cách đây 5 năm, ông được ngân hàng tạo điều kiện mua máy cày theo chương trình hỗ trợ lãi suất của tỉnh, bây giờ không chỉ trả hết nợ, ông Thanh còn có thể đổi máy tốt hơn, tăng hiệu quả kinh tế.

Với trên 18.000 khách hàng có tiền gửi, 13.000 khách hàng vay vốn, Agribank Cẩm Xuyên là đơn vị có số khách hàng lớn nhất tỉnh hiện nay. Tổng dư nợ lên đến 850 tỷ đồng, chỉ đứng sau Chi nhánh Đức Thọ, Agribank Cẩm Xuyên nhiều năm nay thực sự là địa chỉ tin cậy của người dân. Ông Đặng Xuân Hải - Giám đốc Chi nhánh cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng tỉnh, mục tiêu trọng tâm vẫn là tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh cho vay theo các gói hỗ trợ lãi suất thì Chi nhánh Cẩm Xuyên mạnh dạn mở rộng cho vay tín chấp. Lấy phương án sản xuất làm hàng đầu, ngân hàng tạo điều kiện để người dân vay không cần đảm bảo thế chấp lên đến 200-300 triệu đồng”.

Xu hướng mà Agribank Cẩm Xuyên hướng tới là một ngân hàng hiện đại, thân thiện và phát triển bền vững. Mỗi cán bộ ngân hàng không ngừng hoàn thiện tư cách, đạo đức, năng lực chuyên môn nhằm chuyên nghiệp hóa tác nghiệp tín dụng.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.