(Baohatinh.vn) - Dãy rừng phi lao hàng chục năm tuổi dài gần 8km có tác dụng chắn gió, chắn cát, chắn sóng dọc theo bờ biển xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) ở khu vực thôn Yên Điềm, đang bị hư hại, thu hẹp dần.
Theo ông Võ Chịa ở thôn Yên Điềm (xã Thịnh Lộc) thì trước đây, rừng phi lao chắn cát kéo dài một dọc từ xã Cương Gián (Nghi Xuân) chạy qua xã Thịnh Lộc xuống thị trấn Lộc Hà. Từ bao đời nay, khu rừng ven biển này là vành đai xanh chắn sóng, chắn bão, chắn cát... che chở cho làng mạc, đê điều. Nhưng, mấy năm nay rừng đang bị bị hư hại, thu hẹp vì thiên tai tác động, bị biển xâm lấn khoảng 30 - 40m.
Dấu tích hư hại của cánh rừng phi lao phần nào được thể hiện qua những gốc cây phi lao mục, đen trũi nằm ngay sát mặt biển, cách bờ hàng chục mét.
Nhiều gốc cây phi lao hàng chục năm tuổi, gốc có rễ mọc chằng chịt mới bị sóng và gió đánh bật gốc, đổ nghiêng ngả.
Ngoài các cây mới đổ thì những gốc cây bị chết do mưa bão, triều cường trong các mùa mưa bão trước cũng nằm ngổn ngang, vương vãi dọc bãi biển Thịnh Lộc.
Ngoài những cây đã chết, đổ gãy thì những gốc phi lao có đường kính khoảng 15 - 20cm, dưới gốc đã bị sóng làm xói hàm ếch, rễ không còn bám đất, cành lá bắt đầu bị khô héo... rất khó sống sót, trụ vững qua mùa mưa bão năm nay.
Những mầm non từng được kỳ vọng sẽ thay thế sứ mệnh bảo vệ làng mạc, đê điều như thế này cũng bị sóng đánh bật gốc, đổ theo cồn cát, sắp trôi theo dòng nước thủy triều.
Những phi lao hàng chục năm tuổi đang chết dần, chết mòn nhưng việc trồng rừng thay thế đang gặp nhiều khó khăn vì thiên tai khắc nghiệt, không mang về hiệu quả kinh tế cho người dân, quá trình xâm thực của biển đang diễn ra với tốc độ khá nhanh...
Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc Nguyễn Khắc Phong thông tin: "Rừng phi lao ngoài đê Tả Nghèn kéo dài khoảng 8 km, rộng từ 40 - 100m (tùy từng đoạn) chạy dọc theo bờ biển. Những năm gần đây, rừng thường xuyên bị hư hại do tác động của mưa bão, triều cường nên dần bị thu hẹp.
Hiện nay, ở khu vực rừng này chưa có chương trình, dự án nào được triển khai để bảo vệ, cải tạo, phát triển. Sau mỗi đợt mưa bão thì bà con ở khu vực gần biển tự mang cây giống ra trồng nhưng tỷ lệ sống sót rất ít".
Dọc tuyến đường Hoa - Mỹ và đường ĐT 547 trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhiều nắp mương thoát nước đã “bốc hơi”, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Sau tích tụ ruộng đất, hàng chục ngàn m3 đất dôi dư đang tồn đọng trên các cánh đồng tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân.
Nhiều người dân đã vô tư đỗ xe giữa lòng đường trước khu vực chợ xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gây nên tình trạng ách tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Việc đóng cọc nuôi hàu trái phép trên sông Rác đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khiến lòng sông bị thu hẹp, ảnh hưởng đến dòng chảy và quá trình di chuyển của tàu thuyền.
Cứ đến mùa mưa lũ, 19 hộ dân ở thôn 1, xã Xuân Lam (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) sinh sống dưới chân rú Chùa - thuộc dãy núi Hồng Lĩnh lại thấp thỏm vì nỗi lo sạt lở đất.
Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.
Đập Mạc Khê có trữ lượng hàng chục triệu mét khối nước nhưng nhiều diện tích ở các xã: Kỳ Giang, Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn thiếu nước tưới do hệ thống kênh dẫn bị xuống cấp.
Xung quanh khu vực âu thuyền Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) có nhiều tàu, thuyền hư hỏng bị vứt bỏ, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, cản trở tàu thuyền ra vào neo đậu.
Bờ kênh phía sau cầu Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều hộ dân ở đây luôn trong tình trạng bất an, lo lắng trước mùa mưa lũ.
Bảng chỉ dẫn Di tích quốc gia Di chỉ Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nằm khuất trong cây cối, giữa nhiều đồ vật đã qua sử dụng, vừa mất mỹ quan, vừa gây khó khăn cho du khách tìm về địa chỉ này.
Rác thải được chất đống ở nhiều vị trí dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông.
Khai thác keo tràm đồng loạt trên diện rộng như một số địa phương ở Hà Tĩnh trong thời gian qua là không nên bởi sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu trên các cánh rừng trồng.
Vào mùa mưa, nước sông lên cao khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của hơn 40 hộ dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) gặp rất khó khăn do thiếu cầu dân sinh.
Sau nhiều năm sử dụng, cầu Hải Ninh nối xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh) và Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông.
Thời điểm nắng nóng, bất chấp nguy hiểm, nhiều trẻ em vẫn vô tư bơi lội tại các bãi biển vắng vẻ ở Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dù không có phương tiện bảo hộ.
Hơn 93ha đất trồng chè công nghiệp ven sông Ngàn Phố của người dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) những năm gần đây dần bị thu hẹp do sạt lở đất bờ sông.