Báo động tốc độ già hóa dân số tăng nhanh của Hà Tĩnh!

(Baohatinh.vn) - Tuổi thọ trung bình cao, lượng người trẻ di cư cơ học lớn… là nguyên nhân khiến Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh có tốc độ già hóa dân số nhanh của cả nước.

“Chóng mặt” với tốc độ... giá hóa dân số

Theo đánh giá từ Tổng cục DS/KHHGĐ, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và hiện đang là 1 trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 12% dân số, tương ứng khoảng 11,5 triệu người. Dự báo, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và lên 26,1% vào năm 2049.

Báo động tốc độ già hóa dân số tăng nhanh của Hà Tĩnh!

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở thành phố Hà Tĩnh.

Nằm trong xu thế chung, Hà Tĩnh cũng bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ “chóng mặt”. Số liệu thống kê từ ngành dân số cho biết, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ người cao tuổi trên địa bàn chiếm 18,51% dân số, tương đương với khoảng 236.000 người, cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước.

Theo lý giải của ngành dân số tỉnh, ngoài tuổi thọ bình quân ngày một gia tăng thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng già hóa dân số tại Hà Tĩnh là do những biến động dân số di cư cơ học. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có hơn 40 ngàn người trẻ đi làm ăn xa, để lại quê nhà phần lớn là người già và trẻ nhỏ.

Ông Nguyễn Kiên Quyết - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) cho biết: “Toàn xã có hơn 10 ngàn dân thì có gần 2 ngàn người trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa. Trong đó, 1.300 lao động làm việc ở nước ngoài, hơn 600 lao động đi làm việc tại các tỉnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại địa phương mà còn khiến tình trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, gây nên nhiều áp lực về KT-XH”.

Báo động tốc độ già hóa dân số tăng nhanh của Hà Tĩnh!

Việc sinh hoạt câu lạc bộ giúp người cao tuổi ở thị trấn Thạch Hà có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe.

Thực tế cho thấy, hiện tượng dân số già hóa là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, thời gian chuyển từ cơ cấu dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng so với các nước diễn ra quá nhanh.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn dân số vàng ở Việt Nam chỉ duy trì trong vòng 20 năm, trong khi thời gian trung bình của các nước khác từ 30 - 35 năm, thậm chí có những nước dài hơn như: Pháp 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Hoa Kỳ 70 năm…

Chính vì thế, cùng với cả nước, Hà Tĩnh chưa kịp khai thác lợi thế cơ cấu dân số vàng đã vội bước sang giai đoạn già hóa. Thực trạng này đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với mọi mặt của đời sống KT-XH, nhất là chi phí khám chữa bệnh, chế độ trợ cấp lương hưu...

Khó nâng cao chất lượng cuộc sống

Anh Nguyễn Trung Kiên - Trưởng phòng Truyền thông Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh cho hay: “Hiện toàn tỉnh có khoảng 236 ngàn người cao tuổi, trong đó, gần 24 ngàn người có hoàn cảnh khó khăn, gần 24 ngàn người khuyết tật và hàng ngàn người không có người phụng dưỡng, chăm sóc”.

Báo động tốc độ già hóa dân số tăng nhanh của Hà Tĩnh!

Lao động trong độ tuổi ly hương, nhiều người già ở Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) phải thay con chăm cháu

Trong những chuyến đi cơ sở, tôi đã bắt gặp rất nhiều hoàn cảnh người già neo đơn, không có ai phụng dưỡng, chăm sóc. Gia đình ông bà Lê Phi Quỳnh và Lê Thị Minh ở tổ dân phố 15 - thị trấn Thạch Hà là một trong số đó. Ở tuổi trên 70, ông Quỳnh thường xuyên đau ốm, tất cả mọi sinh hoạt một mình bà Minh cáng đáng. Không có bất cứ đồng lương hay nguồn thu nhập nào khác, 2 ông bà sống bằng chu cấp của con cái.

Bà Minh chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 3 người con sống bằng nghề làm ruộng. Hoàn cảnh các con cũng còn khó khăn nên ông bà đành cố gắng tằn tiện chăm sóc nhau để sống qua ngày”.

Báo động tốc độ già hóa dân số tăng nhanh của Hà Tĩnh!

Việc động viên thăm hỏi là nguồn an ủi động viên tình thần người già khi ốm đau (ảnh tư liệu).

Dù tuổi thọ của người cao tuổi ở Hà Tĩnh ngày càng được cải thiện (bình quân 72,8 tuổi, đứng thứ 44 cả nước), nhưng nhìn chung, người Hà Tĩnh sống thọ nhưng không khỏe. Phần lớn người cao tuổi không có tích lũy vật chất, rất nhiều người vẫn phải làm việc kiếm sống khi con cái không có việc làm ổn định. Thêm vào đó, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế bởi nguồn lực kinh tế. Thế nên, nâng cao chất lượng cuộc sống của người già vẫn đang là “bài toán khó”.

Tại Hà Tĩnh, từ năm 2018, mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được ngành dân số triển khai và đến nay đã được nâng cấp thành đề án. Với 100 xã hưởng lợi, mỗi năm trung bình có khoảng 20 ngàn người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, con số đó so với thực tế người cao tuổi trên địa bàn vẫn hết sức khiêm tốn.

Việc khám chữa bệnh cho người cao tuổi còn khó khăn khi hệ thống khám chữa bệnh chuyên khoa cho người già chưa phát triển. Những chính sách an sinh xã hội cũng mới chỉ trợ giúp, đáp ứng được một phần nhu cầu cơ bản của một bộ phận người cao tuổi như: người già neo đơn, người trên 85 tuổi...

Báo động tốc độ già hóa dân số tăng nhanh của Hà Tĩnh!

Cùng với sự quan tâm của xã hội, người già ở Hà Tĩnh cũng đã tham gia các hoạt động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

“Già hóa dân số đã và đang kéo theo những thách thức đối với sự phát triển KT-XH nói chung. Để thích ứng với già hóa dân số, giải pháp quan trọng nhất đó là sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội trong việc tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội cùng với phát triển kinh tế nhằm bảo đảm và nâng cao thu nhập cho người cao tuổi thông qua tạo việc làm và phúc lợi hưu trí. Ngoài ra, các dịch vụ y tế cũng cần được mở rộng, nâng cao năng lực đảm nhận trọng trách chăm sóc tốt cho người cao tuổi”, ông Thái Sinh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi Hà Tĩnh bày tỏ.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.