Bão "thổi bay" gần 400 tỷ đồng, người trồng rừng Kỳ Anh lao đao!

(Baohatinh.vn) - Gần 80% diện tích cây lâm nghiệp (13.000ha) trên toàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thiệt hại nặng nề sau trận bão số 10. Người trồng rừng ở các xã vùng thượng đang oằn mình chịu đựng những thiệt hại về kinh tế lớn chưa từng có… Chỉ tính giá trung bình mỗi ha cây lâm nghiệp là 30 triệu đồng, toàn huyện đã mất gần 400 tỷ đồng!.

bao thoi bay gan 400 ty dong nguoi trong rung ky anh lao dao

Hàng trăm ha rừng sản xuất ở xã Kỳ Hợp tiêu điều, xơ xác

Tan hoang những cánh rừng

Dẫn chúng tôi đến khu vực trồng cây lâm nghiệp bị thiệt hại nặng ở xóm Tân Cầu, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp - Phan Văn Duẫn xót xa: Cả xã có 930 ha cây lâm nghiệp (keo, tràm, dó trầm) thì đã có gần 80% bị ảnh hưởng, trong đó có ½ cây trong số đó đã đến tuổi thu hoạch. Cây đã 4-5 năm tuổi, đến kỳ thu hoạch thì bị bị bẻ ngang, đổ sạp; số cây con mới trồng một vài năm tuổi cũng bị tuốt trọc từ lá xuống vỏ cây, rất khó khôi phục. Kinh tế rừng chiếm 70% tổng nguồn thu của địa phương, bởi vậy, mất mát này sẽ kéo lùi nền kinh tế Kỳ Hợp khoảng 5-10 năm.

Tại khu rừng trồng của gia đình anh Nguyễn Giang Nam - một trong những hộ có diện tích rừng trồng lớn nhất xã, ngoài hơn 10 ha keo, tràm đã đổ nát, mất mát lớn là hơn 8 ha dó trầm không còn nguyên vẹn.

“Trong số diện tích dó thì có 2 ha đã được thương lái đến mua với giá 1,6 tỷ đồng và đặt cọc trước 50% (chờ 1 năm nữa là thu hoạch), còn có 2000 cây (gần 2 ha) 17 năm tuổi thì chưa ai đặt mua. Ngoài ra, gia đình còn có 820 cây sưa cũng bị gió quật gãy ngang, không thể cứu vãn. Thiệt hại sau bão lên đến hàng tỷ đồng, biết bao vốn liếng, công sức của cả gia đình giờ đây đã đổ sông đổ biển” - anh Nam buồn bã chia sẻ.

Có mặt ở vùng rừng trồng đã đến kỳ thu hoạch của vợ chồng trẻ Lê Quý Đôn - Lê Thị Hương ở thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng, có cảm giác như chúng tôi đang lạc giữa rừng chông. Ngổn ngang, xác xơ giữa chiều nắng oi sau bão là những thân bạch bàn, keo bị chẻ dọc tua tủa đang quắt queo, khô héo.

bao thoi bay gan 400 ty dong nguoi trong rung ky anh lao dao

Bão phá tan 10 ha keo tràm của nhà anh Lê Quý Đôn (Kỳ Thượng) ngay trước ngày thu hoạch

“Nhà bay hết mái, có thể mươi, mười lăm triệu là khắc phục được, còn mất rừng trồng gần như là mất hết tài sản, thu nhập của người dân vùng thượng. Riêng gia đình tôi, đã hư hỏng hoàn toàn gần 10 ha cây lâm nghiệp, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. Giờ muốn cắt bán ngay những diện tích có thể làm nguyên liệu cho nhà máy gỗ băm dăm cũng khó vì gọi nhân công thì ai cũng đang ngổn ngang với nhà cửa, vườn tược. Hơn nữa số lượng cây đổ trên địa bàn quá lớn, e rằng thị trường tiêu thụ sẽ khó khăn”, ông Đôn chia sẻ.

Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Thượng Lê Văn Lãm cho biết, toàn xã có 1.700 hộ dân nhưng chỉ có hơn 100 ha lúa, còn lại đều sống nhờ vào 1.300 ha cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chè. Người dân Kỳ Thượng làm nhà, sắm sửa và lo cho con cái đều nhìn vào kinh tế đồi, rừng. Cơn bão kỷ lục này khiến hơn 80% rừng trồng ở Kỳ Thượng bị thiệt hại hoàn toàn, nhiều hộ rất dễ tái nghèo.

Cần sớm giúp dân tiêu thụ sản phẩm

Sau những ngày đầu tất bật với việc sửa chữa nhà cửa, ổn định lại cuộc sống gia đình, người dân vùng Thượng đang cố gắng vớt vát lại chút thành quả mồ hôi nước mắt đã đổ ra hàng mấy năm trời trên những cánh rừng nguyên liệu. “Trong số hơn 4 ha rừng bị đổ gãy của gia đình tôi, có gần 3 ha đã đến kỳ thu bán. Sau bão, trời nắng gắt nên cây càng nhanh khô, thu hoạch không kịp thì dân sẽ mất mát nhiều hơn”, ông Nguyễn Hoàng Hoa - hộ trồng rừng ở xã Kỳ Thượng lo lắng.

bao thoi bay gan 400 ty dong nguoi trong rung ky anh lao dao

Lượng cây đổ quá lớn thì việc tiêu thụ sẽ khó khăn

Theo tính toán của Chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp, toàn bộ diện tích còn có thể vớt vát bán cho các nhà máy băm dăm gỗ của xã khoảng 400 ha. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ những lần tìm đầu ra cho cây nguyên liệu bị thiệt hại trong những cơn bão trước đây cho thấy, việc dân bán sản phẩm khi thu hoạch đồng loạt không hề dễ dàng. Trời càng nắng, càng khó để bóc vỏ cây, bán cho các nhà máy gỗ băm dăm. Khoảng mươi ngày nữa mà chưa tiêu thụ được thì những rừng nguyên liệu này cũng chỉ có thể làm củi khô mà thôi.”

Trao đổi với Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Bùi Quang Hoàn, được biết theo đánh giá bước đầu, toàn huyện có gần 13 ngàn ha rừng trồng bị thiệt hại nặng nề, trong đó tập trung ở các xã Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Hợp, Kỳ Tây, Kỳ Trung, Kỳ Sơn. “Huyện đang tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể và chỉ đạo: đối với những diện tích có thể phục hồi thì động viên bà con tập trung chăm sóc; những diện tích thiệt hại nặng nề thì sớm có phương án thu gom, trồng mới. Chúng tôi cũng đã có kiến nghị đối với các cấp, ngành liên quan về việc tìm đầu ra và khẩn thiết đề xuất các ngành Công thương, Nông nghiệp kịp thời phối hợp với huyện để có phương án giúp dân tiêu thụ sản phẩm càng sớm càng tốt” - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết.

Ông Lê Văn Trọng - Trưởng phòng NN&PTTN huyện Kỳ Anh

Rừng nguyên liệu ở Kỳ Anh còn kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ, lao động ăn theo. Hiện toàn huyện có khoảng 100 xe ô tô chuyên chở cây gỗ nguyên liệu nhập cho các nhà máy băm dăm gỗ và hàng ngàn lao động có thu nhập khá ổn định từ nghề bóc vỏ cây. Toàn bộ lực lượng này có nguy cơ mất việc ít nhất là 3-4 năm tới khi hơn 13 ngàn ha rừng nguyên liệu Kỳ Anh được trồng mới sau bão cho thu hoạch.

Chủ đề Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.