(Baohatinh.vn) - Phát huy lợi thế của vườn mẫu, suốt trong thời gian nắng nóng vừa qua, nhiều nông dân ở Lộc Hà, Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn duy trì sản xuất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Khu vườn mẫu 1000 m2 của ông Phan Trọng Sâm, 62 tuổi, ở thôn Yến Giang (Hồng Lộc, Lộc Hà) vẫn luôn xanh mướt các luống rau từ thời điểm nắng nóng gay gắt mấy tháng qua đến tận giờ
Rau cải ngọt được ông Sâm gieo trồng luân canh, mỗi tuần 1 lứa trên các luống khác nhau. Loại rau này được ông thu hoạch bằng cách nhổ cả gốc từng lứa.
Đối với rau cải mồng gà, ông Sâm thu hoạch theo cách tỉa bèn... Nhờ vậy, suốt 3 tháng nắng nóng vừa qua, ông luôn duy trì đều đặn xuất bán ra thị trường hàng ngày.
Ông Phan Trọng Sâm chia sẻ: “Trước đây, việc trồng các loại rau cải vào mùa hè rất khó khăn. Bởi, thiếu nước tưới, không biết cách khử mầm sâu bệnh trước khi trồng, nhưng từ khi xây dựng vườn mẫu, được lắp đặt hệ thống tưới tự động, được tập huấn về áp dụng khoa học, kỹ thuật nên mọi việc thuận lợi hơn”.
Để trồng rau không dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn luôn tươi xanh trong mùa nắng nóng, theo ông Sâm, ngoài yếu tố nước thì khâu làm đất rất quan trọng. Đất cần xới tơi, rắc vôi bột tỉ lệ vừa đủ trộn ủ phơi khô để diệt mầm sâu bệnh.
Nhờ biết phát huy ưu thế vườn mẫu, gia đình ông Sâm duy trì đều đặn xuất bán trung bình mỗi ngày 25-35 kg rau cải các loại, thu nhập ổn định 250 - 350 ngàn đồng/ngày. Ảnh: Người dân đến tận vườn ông Sâm mua rau.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, 44 tuổi, ở thôn Hồng Lĩnh (Vượng Lộc, Can Lộc) lại có bí quyết khác để giúp vườn mẫu 2.500m2 của mình vẫn luôn dồi dào sản phẩm ngay cả trong mùa nắng nóng.
Theo chị Tuyết: “Hằng ngày, ngoài việc phun tưới đều đặn, chúng tôi còn thường xuyên kiểm tra kỹ và tìm biện pháp để đảm bảo cây trồng phát triển tốt. Ví dụ như, thời điểm nắng nóng đỉnh điểm chúng tôi làm giàn che nắng cho cây non, tấp ủ gốc giữ ẩm cho cây...".
Những giàn mướp đắng của gia đình chị Tuyết cho thu nhập hàng chục kg mỗi ngày trong đợt nắng nóng vừa qua.
Từ tháng 5 -7/2020, trung bình mỗi ngày chị Tuyết thu hoạch được 80-100 kg bí xanh và mướp đắng, thu nhập ổn định 700-800 ngàn đồng/ngày.
Nhờ phát huy những lợi thế vườn mẫu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã gia tăng thu nhập từ sản xuất trên một đơn vị diện tích. Đặc biệt, vườn mẫu đã giúp nhiều hộ gia đình duy trì sản xuất, thu nhập ổn định ngay cả trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt nhất.
Diện tích đất đai chật hẹp, hạn hán kéo dài, hội viên Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 2 - thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn tích cực giúp nhau giữ gìn các khu vườn xanh mướt.
Vừa trở lại trường sau thời gian nghỉ học khá dài, nhưng giáo viên và học sinh Trường THCS Bình An Thịnh (Lộc Hà, Hà Tĩnh) ngạc nhiên, thích thú trước khung cảnh vườn trường tràn đầy màu xanh và sắc hoa. Có được điều đó là nhờ bàn tay chăm sóc của các thầy cô nhà trường trong suốt thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19.
Vượt qua thời tiết khắc nghiệt, hàng nghìn vườn rau của nông dân Hà Tĩnh vẫn mọc lên xanh mướt, không chỉ cung cấp thực phẩm, tạo cảnh quan đẹp mắt cho gia đình mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế “khủng” cho bà con.
Vào thời gian này, nhiều vườn mẫu ở khắp các địa phương đang vào mùa thu hoạch rau, củ, quả. Nông dân Hà Tĩnh phấn khởi vì nông sản được mùa, được giá.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Đền Thánh Mẫu xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thờ Hoàng hậu Ngọc Trần - vợ của Tướng công Lê Lợi, sau này là Vua Lê Thái Tổ. Không những là điểm văn hóa tâm linh, đây còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Đây là dịp để con cháu dòng họ và người dân Hà Tĩnh bày tỏ sự tôn vinh, tri ân bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.
7 năm làm Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Tám, thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã góp nhiều công sức xây dựng thôn ngày càng đổi mới.
Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Thời gian qua, nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh được xếp hạng đã tạo cơ sở để các địa phương, chủ sở hữu công trình phát huy giá trị di sản trong đời sống.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ngày 18 tháng Giêng âm lịch hằng năm, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) tổ chức lễ giỗ, tưởng nhớ Tướng công Nguyễn Tuấn Thiện nhằm lan tỏa giá trị di sản ông để lại cho đời sau.
Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đại lễ được tổ chức tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hằng năm vào rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.
Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưu tại xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là một trong những công trình có giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu.
Lễ dâng hương, lễ rước và tế tại khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nhằm tri ân công lao to lớn của Đại danh y.