Bí thư chi bộ thôn “miệng nói, tay làm”

(Baohatinh.vn) - Từ một người thợ xây trở thành bí thư chi bộ thôn tiêu biểu là hành trình vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui của ông Nguyễn Văn Kính (SN 1965, ở thôn Đông Hòa, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh).

Bí thư chi bộ thôn “miệng nói, tay làm”

Với ông Nguyễn Văn Kính, làm Bí thư Chi bộ thôn là phải vận dụng nhuần nhuyễn cùng lúc tất cả các giác quan thì mới có thể thành công được.

“Làm Bí thư Chi bộ thôn, ông Kính đã áp dụng nhuần nhuyễn phương châm: “Óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” trong thực hiện nhiệm vụ. Đó là con đường đưa ông đến những thành công như ngày hôm nay” - ông Trần Lê, Phó Bí thư Đảng ủy xã Khánh Vĩnh Yên chia sẻ.

Ngay sau khi giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Đông Hòa, ông Kính đã tự nghiên cứu rất nhiều bài học từ sách báo và thực tế các địa phương khác. Ông cho biết: “Trước khi tôi nhận nhiệm vụ Bí thư Chi bộ (năm 2015), đội ngũ cán bộ thôn còn yếu. Người trẻ không mạnh dạn nhận nhiệm vụ cán bộ thôn, có năm, chức trưởng thôn phải bầu đến 2 lần.

Từng là thợ xây nên có cơ hội gần gũi với rất nhiều người trẻ và tôi đã tận dụng điều đó để vận động họ mạnh dạn nhận nhiệm vụ. Đến năm 2017 thì bộ máy ban cán sự thôn đã hoàn thiện với 6 tổ liên gia. Thôn và các tổ liên gia đều có quy ước, hương ước hoạt động”.

Bí thư chi bộ thôn “miệng nói, tay làm”

Gặp gỡ, trao đổi thân tình với bà con là cách mà ông Kính đã làm trong những năm qua khi vận động bà con tham gia các phong trào chung của thôn, xã.

Đông Hòa là thôn thuần nông, địa hình thấp trũng, nhiều ao hồ, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thực tế đó vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn khi triển khai xây dựng NTM. Quan sát, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, ông Kính vừa đi đến tận từng nhà vận động, tuyên truyền, vừa đi đầu trong các phong trào, nhất là xây dựng NTM.

Tinh mơ sáng chưa ai ra đồng thì đã thấy vợ chồng Bí thư Chi bộ tay liềm, tay hái. Hệ thống đường thôn nhỏ hẹp, gây ngập úng quanh năm, chưa ai hiến đất thì ông đã phá dỡ hàng rào để mở đường. Hơn thế nữa, vợ chồng ông còn trực tiếp tham gia làm đường, xây dựng lại hàng rào cho bà con trong thôn.

Bây giờ thì người dân thôn Đông Hòa đã hoàn toàn tin tưởng ông Kính, bất kỳ chủ trương nào của Chi bộ được ông đưa ra bàn bạc đều nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Có những tuyến đường mở rộng, nâng cấp đến 3 lần, người dân vẫn vui vẻ góp công, góp của để làm.

Bí thư chi bộ thôn “miệng nói, tay làm”

Miệng nói, tay làm, luôn đi đầu trong mọi việc là một trong những yếu tố để ông Kính tạo được sự tin yêu của bà con trong thôn.

Đến nay, người dân thôn Đông Hòa đã đóng góp 500 ngày công và khoảng 1,4 tỷ đồng để xây dựng NTM. 6 tuyến đường dài hơn 1,3 km đều đã mở rộng 5m và có hệ thống mương tiêu úng đảm bảo.

Ông Nguyễn Văn Tâm - một người dân trong thôn cho biết: “Không còn phải đi trên những con đường ngập úng kéo dài trong mùa mưa, chúng tôi ai nấy đều phấn khởi và biết ơn ông Bí thư Chi bộ thôn. Không gì bằng vai trò nêu gương của người đứng đầu”.

Hiện nay, cơ bản hệ thống giao thông thôn Đông Hòa đã đạt chuẩn, hệ thống tường rào được chỉnh trang kiên cố. 4/100 hộ đăng ký xây dựng vườn mẫu và 70 hộ đã xóa bỏ vườn tạp. Đông Hòa phấn đấu đến cuối năm 2020 hoàn thành các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.