Biển rì rào "kể chuyện" quê hương…

(Baohatinh.vn) - Mãi đến 20, một cư dân phố núi ở Hà Tĩnh như tôi mới lần đầu gặp biển quê hương. Cũng từ phút ấy, tôi biết, trong sâu thẳm tâm hồn mình đã định sẵn một tình yêu với biển. Tình yêu ấy được thức dậy bao la hơn, sâu thẳm hơn, nồng nàn hơn khi tôi có thêm nhiều tháng ngày lặng yên bên biển - khi neo mình vào biển biếc xôn xao - để lắng nghe những thanh âm của sóng, để nghe biển rì rào "kể chuyện" quê hương…

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Trên bản đồ quê hương, 137 km bờ biển Hà Tĩnh chỉ là một nét vẽ khô cứng, thậm chí còn ít mềm mại hơn nét vẽ miền biên ải. Ấy thế mà, từ nơi đó, không biết bao nhiêu giá trị văn hóa, kinh tế đã được khai sinh, kiến tạo. Có lẽ, mỗi một doi cát cố nhoài ra biển, mỗi một con nước dùng dằng đi ở nơi cửa sông, mỗi một con sóng nhấp nhô gối đầu vào đất mẹ… đều đã lắng sâu vào trong đó những vỉa tầng văn hóa, lịch sử của quê hương; để hôm nay, dù ở nơi nào trên dằng dặc biển cả ấy, thế hệ trẻ chúng tôi cũng đều cảm nhận được những giá trị bất biến, trường tồn, đều cảm nhận được quê hương rộng lớn thật gần gũi, thật thân quen…

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Ảnh: Hương Thành

Suốt hàng trăm, hàng nghìn năm qua, trong những hành trình di cư của ông cha, biển vẫn là một trong những nơi được lựa chọn làm điểm neo mình, tụ cư đông đúc. Cũng giống như những vùng miền khác trên cả nước, những di chỉ khảo cổ phát hiện được ở Hà Tĩnh đều cho thấy, biển là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng người tiền sử cư trú ven biển. Từ trong mối quan hệ cộng sinh ấy, ngoài đặc trưng chiếm hữu, khai thác, cư dân miền biển đã sáng tạo ra nhiều nghề phụ như làm muối, làm mắm…, góp phần tạo nên những nét đặc trưng trong ẩm thực của người Việt.

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Khu du lịch biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên). Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Biển Thạch Hải - Vẻ đẹp hoang sơ. Nguồn video: Sở TT&TT Hà Tĩnh

Ngày nay, hoà mình vào nhịp sống mới, cư dân các vùng biển Hà Tĩnh đã biết cởi bỏ chiếc áo truyền thống mà vươn tới những giá trị mới. Và, trên những bước đi chập chững ấy, ngư dân Hà Tĩnh đã xây dựng được những thương hiệu của quê hương, tìm cách đưa sản phẩm vươn ra thị trường rộng lớn.

Biển cả từ xa xưa vốn là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh nhưng cũng từ phía biển, khi neo mình vào biển, người Việt đã sớm biết tận dụng, phát triển giao thương buôn bán. Xa xưa, Hà Tĩnh có những thương cảng nổi tiếng như Đan Nhai, Hội Thống…, ngày nay là cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, Xuân Hải với những hoạt động giao thương sôi nổi. Đây chính là cơ sở để Hà Tĩnh đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế với các vùng khác và các quốc gia khác. Đặc biệt, khu liên hợp cảng Vũng Áng – Sơn Dương đã và đang là cửa ngõ phát triển kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ, là lợi thế để Hà Tĩnh mở ra những cơ hội phát triển kinh tế mới.

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Vượt lên những mối quan hệ cộng sinh truyền thống, ngày nay, Hà Tĩnh đã biết khai thác tiềm năng du lịch từ biển. Hiếm có nơi nào lại có nhiều đến thế những bãi biển thoải dài với biển xanh, cát trắng, nắng vàng như ở Hà Tĩnh. Hơn nữa, phong cảnh ấy lại gắn với một đời sống văn hoá tâm linh độc đáo nên càng hấp dẫn du khách. Hiện nay, với những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh, nhiều dự án du lịch biển đã được khởi động, xây dựng. Từ khai thác thô, Hà Tĩnh đang hướng đến khai thác sâu, xây dựng những khu du lịch hiện đại như: Xuân Thành (Nghi Xuân), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Cửa Sót (Lộc Hà)… Và, trong hành trình khai thác tiềm năng du lịch ấy, các cư dân ven biển cũng biết tự chuyển mình, thích ứng hài hoà để tạo nên những giá trị mới trong mối quan hệ cộng sinh giữa con người và biển cả.

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Không nhớ đã bao lần, trong ban mai tinh khiết, khi những hàng dương còn say ngủ, tôi đã lặng lẽ chạy xe ra biển, lặng yên ngắm nhìn biển cả. Tôi cứ ngồi yên như thế cho đến khi những thanh âm cuộc sống của biển lay động mọi giác quan. Văn hoá biển cứ thế, từ từ thẩm thấu vào tôi. Tôi yêu biển. Chân thành. Mộc mạc. Bền chặt. Tình yêu ấy được nuôi dưỡng bởi rì rầm sóng biển, bởi mặn mòi mắm muối. Bởi tiếng lao xao mua bán lúc thuyền về. Bởi những gương mặt ngư dân vừa rắn rỏi vừa mênh mang… Tình yêu ấy cũng được nuôi dưỡng bởi những thấm nhận về những đặc trưng văn hoá biển cả từ những ngôi làng ven chân sóng.

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Lễ hội vùng biển. Ảnh: Công Việt - Hương Thành

Trên những vùng cửa biển cổ, trong nhịp sống đời thường, tôi vẫn như nghe thấy từ muôn lớp sóng không khí sầm uất của những thương cảng cổ Đan Nhai, Hội Thống. Vẫn còn đầy xúc cảm khi nghe những huyền tích về Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu nơi Cửa Khẩu, về Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi ở vùng Cửa Sót. Vẫn dâng lên trong lồng ngực cảm xúc thiêng liêng khi nhắc đến những vị thần biển cả như Cá Ông, Tam Lang… Và cũng đầy hân hoan khi chứng kiến những hội hè, đình đám đặc sắc của cư dân ven biển.

Những lễ hội truyền thống như lễ cầu ngư, lễ hội nghinh ông, hội chèo cạn, hội đua thuyền, lễ hội đóng đáy… Rõ hơn là lễ hội đền Chiêu Trưng (Lộc Hà – Thạch Hà), lễ hội đền Chế thắng phu nhân (TX Kỳ Anh), lễ hội đền thánh mẫu Liễu Hạnh (Nghi Xuân)… đều xuất phát từ nhu cầu tâm linh và cộng cảm của cư dân miền biển. Trong những dịp tế lễ tiền nhân, họ đều gác lại mái chèo, xếp cất lại lưới, neo tàu thuyền lên bờ, trang trọng sửa soạn để cúng tế tạ ơn...

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Di sản phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi. Ảnh: Huy Tùng

Lễ hội miền biển không màu mè, không khoa trương mà lại rất vui tươi và xúc động. Những ngư dân vạm vỡ, quen ăn sóng nói gió bỗng trở nên bé nhỏ trong những nghi lễ thiêng liêng. Những gương mặt rắn rỏi bỗng trở nên dịu hiền trong những trò chơi dân gian miền biển. Dù chẳng ai nói với tôi điều gì to tát về trách nhiệm, về tình yêu với biển, với văn hoá quê hương, nhưng cái cách họ lặng lẽ hoà mình vào lễ hội ấy đã cho tôi biết rằng, không ai khác ngoài những ngư dân là người gìn giữ bản sắc văn hoá vùng biển quê hương. Và họ cũng chính là những người đang âm thầm bảo vệ, gìn giữ lãnh hải của Tổ quốc một cách kiên cường nhất, mãnh liệt nhất.

Biển rì rào “kể chuyện” quê hương…

Bình minh trên biển. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Thật khó có thể quên những buổi sáng tinh sương, khi mặt trời chưa lên, chen mình giữa xấp xoi mua bán bên những làng biển để lắng nghe từ trong lao xao ấy những lắng sâu, bền bỉ. Thật khó có thể quên những hoàng hôn ngắm mặt trời rơi trên mêng mang biển cả và lắng vào hồn mình những giá trị văn hoá mà cha ông bao đời đã kiến tạo, giữ gìn. Biển cả dẫu lắm phong ba, bão táp nhưng bao đời nay, ai đã lựa chọn đều neo mình vào biển không rời…

Ảnh: PV - CTV

Thiết kế: Huy Tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Biển Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.