“Bỏ ngang” việc kinh doanh để xây dựng thôn “5 không, 3 sạch”

(Baohatinh.vn) - Hơn 5 năm được giao phó trách nhiệm “gánh vác” công tác hội, chị Trần Thị Hằng – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Thanh Tân, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) luôn trăn trở, từng bước đưa chi hội trở thành đơn vị tốp đầu của xã nhiều năm liền.

“Bỏ ngang” việc kinh doanh để xây dựng thôn “5 không, 3 sạch”

Có những lúc, vì công việc quá bộn bề, chị Hằng đã phải tạm gác việc kinh danh ở chợ để tập trung hoàn thành nhiệm vụ.

Chị Nguyễn Thị Hằng vốn được nhiều người dân vùng Chợ Phủ (Thạch Châu) biết đến là một tiểu thương hoạt bát, có duyên buôn bán, nói chuyện với mọi người. Chính cái “khiếu” đó cùng tinh thần nhiệt huyết, sức trẻ đã giúp chị “ghi điểm” trong quá trình tham gia phong trào của thôn. Ở tuổi 30, chị Nguyễn Thị Hằng đã được nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thanh Tân.

Để góp phần xây dựng và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cán bộ và hội viên trong chi hội đã luôn tích cực tham gia phong trào thi đua, các cuộc vận động. Thời điểm này, thôn Thanh Tân đang tập trung “nâng chất” các tiêu chí, hướng tới khu dân cư kiểu mẫu nâng cao nên vai trò của các hội viên hội phụ nữ càng trở nên quan trọng.

“Bỏ ngang” việc kinh doanh để xây dựng thôn “5 không, 3 sạch”

Nhân dân thôn Thanh Tân tham gia dọn dẹp vệ sinh để chuẩn bị cho ra đời chi hội 5 không 3 sạch vào tháng 10/2019.

Năm 2019, với sự “chèo lái” của người “chị cả”, Thanh Tân là một trong những đơn vị tốp đầu của xã Thạch Châu xây dựng thành công chi hội 5 không 3 sạch với 159/159 hộ tham gia trong đợt cao điểm do Hội LHPN huyện Lộc Hà phát động.

Nhưng để có được “quả ngọt” hôm nay là cả một hành trình dài và không ít những trở ngại. Chị Hằng tâm sự: “Trong đợt cao điểm thành lập chi hội 5 không 3 sạch, mình đã “bỏ ngang” việc kinh doanh buôn bán tại chợ hơn 1 tháng vì lượng việc quá nhiều và không biết gỡ rối từ đâu.

“Bỏ ngang” việc kinh doanh để xây dựng thôn “5 không, 3 sạch”

Nhờ sự chung tay của hội phụ nữ, nhiều gia đình đã xây dựng được nếp sống mới sạch đẹp, gọn gàng và văn minh hơn.

Nhiều gia đình không muốn thay đổi lối sống cũ nhiều năm qua; một số hộ dân còn đưa những thông tin không hay, sai lệch chủ trương chung buộc mình và các chị em phải bám “dai”, bền bỉ theo từng chút một, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, vận động từ từ. Đã có lúc, bản thân mình thấy quá áp lực, muốn buông xuôi nhưng nhờ sự động viên của những thành viên tiêu biểu trong hội, mình lại vực dậy, kiên trì và “lì” hơn để hoàn thành nhiện vụ”.

“Thấy cháu Hằng nhiệt tình nên gia đình ủng hộ phong trào ngay từ đầu. Nhiều hộ trước đó không thuận, sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn cũng đã bắt đầu thực hiện, giờ nhà ngăn nắp, vườn được bố trí bài bản rồi. Bây giờ, mọi người đều tích cực ủng hộ phong trào và tham gia xây dựng khu dân cư mẫu nâng cao để thôn ngày càng đi lên” – bà Phan Thị Nhung chia sẻ.

“Bỏ ngang” việc kinh doanh để xây dựng thôn “5 không, 3 sạch”

Chị em phụ nữ thôn Thanh Tân ra quân xây dựng khu dân cư kiểu mẫu nâng cao vào đầu năm 2020.

Năm 2020, thôn Thanh Tân tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu nâng cao. Những cán bộ cấp cơ sở của thôn, trong đó có chị Hằng lại bước vào “cuộc chiến” mới.

“Nhận nhiệm vụ xây dựng khu dân cư kiểu mẫu nâng cao nghĩa là thôn mình trong thời gian qua đã làm tốt, nhưng trọng trách đặt lên vai lại càng nặng nề hơn. Chi hội Phụ nữ thôn Thanh Tân đã kí cam kết với cấp uỷ, hội cấp trên cùng đồng hành trong xây dựng NTM, sẵn sàng huy động cao nhất lực lượng tham gia đổ đường bê tông, làm đường nội đồng, dọn vệ sinh, làm bồn hoa, phát triển phong trào 5 không 3 sạch…”, chị Hằng cho biết thêm.

“Bỏ ngang” việc kinh doanh để xây dựng thôn “5 không, 3 sạch”

Chị Hằng (người mặc áo dài đỏ ở giữa)

Ông Nguyễn Văn Minh – Bí thư Chi bộ thôn Thanh Tân cho biết: “Là một cán bộ trẻ nhưng Hằng luôn là người được cấp uỷ tin tưởng, nhân dân quý mến. Hằng là người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước mọi nhiệm vụ đã nhận và được giao. Có người cán bộ tận tâm như thế này thì bà con mới đồng thuận noi theo, đưa phong trào xây dựng nông thôn kiểu mẫu sâu rộng, bền vững hơn”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.