Bộ quy tắc ứng xử văn minh - yếu tố cốt lõi trong xây dựng NTM kiểu mẫu ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Ngày 8/8/2022, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh của người dân. Việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử trở thành yếu tố cốt lõi để địa phương xây dựng thành công huyện nông thôn mới kiểu mẫu điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch trong năm 2024.

Bộ quy tắc ứng xử văn minh - yếu tố cốt lõi trong xây dựng NTM kiểu mẫu ở Nghi Xuân

Bộ quy tắc ứng xử văn minh góp phần thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, tình cảm các thành viên trong gia đình, bà con lối xóm.

Cứ vào 17h mỗi ngày, các cụ cao tuổi, người lớn, trẻ em ở tổ dân phố (TDP) Phong Giang, thị trấn Tiên Điền lại tập trung về nhà văn hóa để luyện tập thể dục thể thao, chơi cờ tướng, trò chuyện hàn huyên. Trong lúc này, từ hệ thống loa truyền thanh, cán bộ tổ dân phố cũng đang liên tục tuyên truyền về Bộ quy tắc ứng xử văn minh do UBND huyện ban hành.

Bà Đặng Thị Nhung - người dân TDP Phong Giang phấn khởi: “Nông thôn mới đã đưa làn gió mới vào cuộc sống của mỗi vùng quê. Khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về đời sống tinh thần cũng được nâng lên gấp bội. Đặc biệt, mới đây, Bộ quy tắc ứng xử văn minh do UBND huyện ban hành được tuyên truyền đến tận người dân đã giúp chúng tôi tiếp cận dễ dàng. Những quy tắc hướng đến xã hội bình đẳng, hạnh phúc, mọi người đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển, các thành viên trong gia đình luôn biết cách đùm bọc, yêu thương lẫn nhau - đó là điều vốn quý nhất của mỗi người dân và cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta".

Bộ quy tắc ứng xử văn minh - yếu tố cốt lõi trong xây dựng NTM kiểu mẫu ở Nghi Xuân

Thị trấn Tiên Điền tổ chức lễ ký kết thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh của người dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Được biết, đến nay, thị trấn Tiên Điền đã tổ chức ký cam kết thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh đến tận từng TDP và người dân. Tại các nhà văn hóa TDP, trụ sở UBND, các trường học đều được dán các pano tuyên truyền về bộ quy tắc này để lan tỏa đến tận mỗi người dân.

Chủ tịch UBND thị trấn Tiên Điền Trần Văn Thuận cho hay: “Theo sự hướng dẫn của huyện, chúng tôi đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mỗi cán bộ, đảng viên và trong toàn thể Nhân dân đều được tiếp cận, thực hiện. Bên cạnh dán các pano, áp phích, chúng tôi triển khai lồng ghép trong các cuộc họp, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể và mỗi ngày trên hệ thống truyền thanh từ thị trấn đến các tổ dân phố. Xây dựng đời sống văn hóa, con người văn minh chính là cốt lõi và đích đến cao nhất của hành trình xây dựng NTM”.

Bộ quy tắc ứng xử văn minh của người dân do UBND huyện Nghi Xuân ban hành vào ngày 8/8/2022, gồm 3 phần chính: quy tắc ứng xử chung; ứng xử gia đình và ứng xử nơi công cộng.

Bộ quy tắc được chia thành 16 điều nên làm và 12 điều không nên làm trong cộng đồng xã hội. Ngoài những quy tắc ứng xử chung giúp mọi người sống thượng tôn pháp luật, biết tôn trọng bản thân và người khác, biết bảo vệ môi trường, sống văn minh lịch sự thì bộ quy tắc này hướng đến những quy tắc ứng xử trong gia đình như ứng xử vợ chồng; cha mẹ với con; ông bà với cháu; con với cha mẹ; cháu với ông bà; anh, chị, em với nhau và ứng xử trong cộng đồng, nơi công cộng...

Bộ quy tắc ứng xử văn minh - yếu tố cốt lõi trong xây dựng NTM kiểu mẫu ở Nghi Xuân

Bộ quy tắc ứng xử văn minh được xem là “cẩm nang” để xây dựng quê hương phát triển.

Trong hành trình xây dựng trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu, cả hệ thống chính trị và Nhân dân Nghi Xuân đã và đang phấn đấu nỗ lực hoàn thành các tiêu chí. Trên khắp các xã, thị trấn, thôn, TDP, bà con sôi nổi thực hiện phong trào xóa bỏ vườn tạp, hiến đất mở đường, xây dựng hàng rào xanh… Sự ra đời của Bộ quy tắc ứng xử văn minh của người dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân được xem là “cẩm nang” để xây dựng con người có ý thức bảo vệ xã hội, xây dựng quê hương, biết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Đặc biệt, bộ quy tắc hướng đến một xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật, mọi người biết tôn trọng lẫn nhau. Trong gia đình, vợ chồng chung sống nghĩa tình, hòa thuận, thủy chung; cha mẹ, ông bà là tấm gương tốt cho con cháu trong mọi cử chỉ, lời nói, hành động.

Ông Lê Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm cho biết: “Bộ quy tắc ứng xử nhận được sự đồng tình của người dân và đáp ứng được điều mà người dân mong muốn. Chính vì vậy, bộ quy tắc đi vào cuộc sống một cách thiết thực. Nơi công cộng, mọi người chấp hành các quy định của pháp luật về giữ an ninh trật tự, an toàn giao thông; ứng xử văn minh, thân thiện, lịch sự; biết bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo vệ của công. Trong mối quan hệ với làng xóm láng giềng, người dân biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau; biết đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, phê phán hành vi sai trái...

Bộ quy tắc ứng xử văn minh - yếu tố cốt lõi trong xây dựng NTM kiểu mẫu ở Nghi Xuân

Đời sống tinh thần của người dân tổ dân phố Phong Giang, thị trấn Tiên Điền ngày càng được nâng cao.

Bà Dương Thị Chiên ở xã Cổ Đạm bày tỏ: “Các nội dung trong bộ quy tắc không những phù hợp với truyền thống tốt đẹp mà còn góp phần giáo dục các thế hệ con cháu trong gia đình. Thay đổi rõ nhất là việc người dân thực hiện văn hóa trong việc cưới, việc tang, không còn tổ chức rùm beng, dựng rạp lấn chiếm vỉa hè, đường giao thông; hay việc hút thuốc nơi công cộng, lời ăn tiếng nói thô tục thiếu văn hóa giảm hẳn so với trước”.

Bộ quy tắc ứng xử văn minh của người dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân được xây dựng kỹ lưỡng, lấy ý kiến góp ý của người dân trước khi ban hành. Bộ quy tắc nhằm xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa, điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức để xây dựng huyện Nghi Xuân văn minh, thân thiện, hiện đại và đáng sống, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của vùng đất địa linh nhân kiệt. Đây cũng là trọng tâm cốt lõi mà Nghi Xuân hướng đến trong xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu”.

Ông Bùi Việt Hùng
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.