Bỏ thi thăng hạng viên chức

Chính phủ bãi bỏ hình thức thi, chỉ giữ lại xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dựa vào năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo Nghị định 85/2023 vừa được Chính phủ ban hành, các điều khoản liên quan đến thi thăng hạng viên chức trên toàn quốc đều được bãi bỏ. Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn nếu đáp ứng các tiêu chuẩn. Đầu tiên, họ phải được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm liền kề trước khi dự xét thăng hạng; không trong thời hạn kỷ luật.

Viên chức phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn. Họ cũng phải có văn bằng, chứng chỉ, thời gian công tác tối thiểu. Ngoài tiêu chuẩn chung do Chính phủ quy định, viên chức dự xét thăng hạng cần đáp ứng điều kiện cụ thể do Bộ quản lý đưa ra.

Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương quyết định chỉ tiêu thăng hạng phù hợp vị trí việc làm và cơ cấu viên chức. Nếu số viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn chỉ tiêu, các đơn vị sẽ ưu tiên người có thành tích cao hơn, nữ, dân tộc thiểu số, nhiều tuổi hơn, thời gian công tác nhiều hơn.

Bỏ thi thăng hạng viên chức

Giáo viên trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, TP HCM, tháng 9/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Nghị định có hiệu lực từ ngày 7/12, nhưng viên chức đã thi hoặc xét thăng hạng trước đó vẫn áp dụng theo quy định cũ trong thời hạn 6 tháng tiếp theo. Sau 6 tháng, nếu các đơn vị không hoàn thành phê duyệt kết quả thăng hạng viên chức đã thi hoặc xét thăng hạng thì phải thực hiện theo Nghị định này.

Đề xuất bỏ thi thăng hạng viên chức được Bộ Nội vụ nêu hồi tháng 5. Lý do toàn quốc có 1,8 triệu viên chức khiến kỳ thi thăng hạng hàng năm tốn kém, có nhiều tiêu cực. Hơn nữa, trong 6 năm (2012-2018) chỉ có 6 bộ tổ chức thi. Các địa phương cử viên chức tham gia các kỳ thi này, thay vì tự tổ chức. Chỉ có TP Hà Nội tổ chức thi. Những chức danh như kiến trúc sư, thẩm kế viên, đo đạc, địa chính, đạo diễn chưa được thi.

"Bỏ thi thăng hạng viên chức để giảm gánh nặng thi cử, tốn kém. Trên thế giới không có nước nào thi hay xét thăng hạng viên chức", Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói hồi tháng 6 và nhấn mạnh, đang tính toán để thời gian tới bỏ cả thi và xét thăng hạng viên chức để trả lương theo vị trí việc làm.

Theo Viết Tuân/VNE

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.