Bộ Y tế “gỡ rối” trong đấu thầu cung ứng vắc xin

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế về thực hiện quy định về đấu thầu cung ứng vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng.

Bộ Y tế “gỡ rối” trong đấu thầu cung ứng vắc xin

Các đơn vị thực hiện quy định về đấu thầu trong cung ứng văc xin phục vụ công tác tiêm chủng. Ảnh minh họa.

Thời gian vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) nhận được báo cáo của một số Sở Y tế về việc khó khăn trong cung ứng vắc xin liên quan đến quy định về đấu thầu, trong đó có vắc xin phòng dại.

Liên quan đến nội dung này, Cục Quản lý Dược cho biết, về nguyên tắc việc các cơ sở y tế công lập có nhu cầu mua vắc xin đế phục vụ công tác tiêm chủng dịch vụ thì khi xây dựng kế hoạch và tố chức lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo các quy định về đấu thầu thuốc tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 (trước ngày 01/10/2019), Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 (từ ngày 01/10/2019) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Để khắc phục việc gián đoạn trong cung ứng vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng dịch vụ, Cục Quản lý Dược đề nghị Lãnh đạo đơn vị, Hội đồng thuốc và điều trị, các Tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu của đơn vị cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch (công tác dự báo, lập dự trù) bảo đảm sát với nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng một số cơ sở dự trù quá ít dẫn đến thiếu, cơ sở thì dự trù quá nhiều gây khó khăn cho các nhà thầu trong việc cung ứng.

Trường hợp nhu cầu phát sinh đột biến hoặc không lựa chọn được nhà thầu cung ứng thông qua đấu thầu rộng rãi dẫn đến nguy cơ thiếu vắc xin thì cơ sở y tế phải báo cáo cấp có thẩm quyền và thực hiện ngay việc lựa chọn nhà thầu bổ sung để bảo đảm đủ vắc xin phục vụ nhân dân.

Tùy theo tình hình thực tế, cơ sở y tế có thể lựa chọn các hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp như: chỉ định thầu, chỉ định thầu rút gọn, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh... để tổ chức mua săm kịp thời, đúng quy định.

Về việc không lựa chọn được nhà thầu do giá dự thầu cao hơn giá kế hoạch: Theo quy định Thông tư số 11/2016/TT-BYT và Thông tư số 15/2019/TT-BYT thì việc xây dựng giá kế hoạch là căn cứ vào kết quả trúng thầu trong vòng 12 tháng công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.

Tuy nhiên, trường hợp vắc xin có điều chỉnh tăng giá hơn so với kết quả trúng thầu đã công bố thì chủ đầu tư vẫn có thể căn cứ báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của các doanh nghiệp để xây dựng giá kế hoạch cho phù hợp với thực tế (Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 11/2016/TT-BYT hoặc Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 15/2019/TT-BYT).

Trường hợp giá dự thầu của tất cả các nhà thầu tham dự đều vượt giá kế hoạch được phê duyệt thì chủ đầu tư vẫn có thể xử lý tình huống (Khoản 1 Điều 35 Thông tư số 11/2016/TT-BYT hoặc Khoản 3 Điều 32 Thông tư số 15/2019/TT-BYT) để lựa chọn được vắc xin phục vụ nhân dân.

Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế, cơ sở khám chữa bệnh nghiên cứu kỹ các văn bán hướng dẫn việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập để áp dụng triển khai trong thực tiễn.

Theo D.Hải/SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.