Bộ Y tế nói về việc BN1342 vi phạm trong cách ly chống dịch COVID-19

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, người dân không nên hoang mang quá vì trường hợp này là ca lây nhiễm từ người bệnh trong khu cách ly nên các cơ quan chức năng đã chủ động các biện pháp giám sát, cách ly.

Bộ Y tế nói về việc BN1342 vi phạm trong cách ly chống dịch COVID-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Vừa qua, Việt Nam xuất hiện ca bệnh 1347 (nam, 32 tuổi) lây nhiễm COVID-19 từ bệnh nhân 1342 (nam, 28 tuổi, tiếp viên của Vietnam Airlines) trong thời gian người này cách ly tại nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi ghi nhận ca bệnh 1347 , Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện yêu cầu giám sát chặt người nhập cảnh, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân làm lây lan dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

- Thưa Thứ trưởng, vừa qua dư luận rất quan tâm tới trường hợp bệnh nhân 1342 được áp dụng chế độ cách ly riêng nhưng lại lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho ca bệnh 1347. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Trường hợp nam tiếp viên trên đã thực hiện việc cách ly đúng quy trình. Đó là sau 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 họ sẽ được về cách ly tại nhà hoặc khu cách ly để thực hiện cách ly đủ 14 ngày.

Tuy nhiên, người này lại vi phạm quy định về cách ly phòng dịch COVID-19, chưa thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Ông đánh giá sao về nguy cơ nhiều ca bệnh cộng đồng lây nhiễm COVID-19 từ ca bệnh 1342?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Người dân không nên hoang mang, lo lắng vì trường hợp này là ca lây nhiễm từ người bệnh trong khu cách ly nên các cơ quan chức năng đã chủ động các biện pháp giám sát, cách ly.

Theo quy định, bệnh nhân này sau khi xét nghiệm 2 lần ở khu cách ly có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, thì được phép về cách ly tại khu lưu trú theo đăng ký của Vietnam Airlines và của các hãng hàng không được chính quyền địa phương đồng ý.

Khi về cách ly ở nơi lưu trú trong vòng 14 ngày, các trường hợp này tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lần 3. Với nam bệnh nhân này khi lấy mẫu xét nghiệm lần 3 đã phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 chứ không phải mắc bệnh ngoài sự kiểm soát của y tế cơ sở.

Tuy nhiên, trong quá trình bệnh nhân cách ly tại nơi cư trú lại chấp hành chưa nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế, đó là để bạn bè và mẹ đến thăm...

- Việc vi phạm trong cách ly để phòng chống dịch COVID-19 sẽ bị xử lý như thế nào thưa ông?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ sở cách ly nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hiện nay, theo chế tài tại Nghị định 117 của Chính phủ quy định các xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế thì các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Nghị định đó và áp dụng theo điều khoản, mức độ thế nào...

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm này tạm dừng, không đưa các tổ bay vào khu vực vừa phát hiện bệnh nhân để thực hiện cách ly. Tất cả trường hợp đang cách ly ở đó sẽ đưa về khu cách ly tập trung của Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện ngành y tế địa phương đang thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực này.

- Trong bối cảnh dịch có nguy cơ lây lan ra cộng đồng, Thứ trưởng Bộ Y tế có khuyến cáo gì với người dân chủ động các biện pháp phòng tránh dịch COVID-19?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Người dân nên tiếp tục thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là vấn đề đeo khẩu trang và không tụ tập đông người. Việc tuân thủ nghiêm các quy định cách ly y tế sẽ hạn chế nguy cơ dịch COVID-19 lây lan và bùng phát trong cộng đồng.

Đặc biệt, những trường hợp nào đã từng tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 hoặc đối tượng F2 nên đến các cơ sở y tế khai báo để giám sát, xét nghiệm, sàng lọc.

Trong thời gian tới người dân cần thực hiện nguyên tắc “5K” (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế) của Bộ Y tế. Cùng đó, các cấp chính quyền vẫn phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế là phát hiện rất sớm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!. /.

Theo Thùy Giang (Vietnam+)

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.