Buôn lậu gỗ từ Campuchia vào Việt Nam tăng mạnh

(Baohatinh.vn) - Vận chuyển gỗ bất hợp pháp từ Campuchia vào Việt Nam tăng mạnh trong những tháng gần đây bấp chấp lệnh cấm xuất khẩu nhằm chống lại nạn phá rừng ở một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á.

buon lau go tu campuchia vao viet nam tang manh

Một xe tải chở gỗ lậu từ Campuchia sang Việt Nam bị giữ lại ở tỉnh Ratanakkiri hồi tháng 11/2015. (Ảnh: Phnompenh Post)

Reuters trích dẫn một báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường (Environmental Investigation Agency - EIA) có trụ sở tại London, Anh, cho biết ước tính có hơn 300.000 m3 gỗ đã được tuồn trái phép ra khỏi biên giới Campuchia bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái.

“Đây là hoạt động buôn lậu gỗ tròn có quy mô lớn nhất nhiều năm trở lại đây”, ông Jago Wadley - chuyên gia của EIA, cho hay.

Campuchia từ lâu đã cấm nhập khẩu gỗ tròn để bảo vệ rừng và những giống cây quý hiếm chuyên cho các loại gỗ có chất lượng, như gỗ hồng sắc Thái Lan.

Tuy nhiên, các chính sách lâm nghiệp tại Campuchia nói chung bao gồm cả chính sách có liên quan đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu nói riêng không nhất quán, khiến cho gỗ tròn của Campuchia tiếp tục được xuất khẩu sang các nước, bao gồm cả Việt Nam.

Đầu năm ngoái, Thủ tướng Campuchia Hun Sen kêu gọi một nỗ lực lớn hơn nữa để ngăn chặn việc khai thác gỗ bất hợp pháp và tuyên bố cho phép cảnh sát nổ súng vào những kẻ buôn lậu nếu cần thiết.

* Nội dung bài viết được Báo Hà Tĩnh điện tử lược dịch từ Reuters.

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.