BVĐK Hồng Lĩnh thiếu 1,2 tỷ tiền lương cho cán bộ, viên chức

(Baohatinh.vn) - Từ khi thực hiện Thông tư 15 của Bộ Y tế về thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (có hiệu lực từ 1/7/2017), BVĐK Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) giảm thu rất nhiều. Hiện, bệnh viện còn thiếu 1,2 tỷ đồng tiền lương cho cán bộ, viên chức 6 tháng cuối năm 2018.

Thông tin trên được lãnh đạo BVĐK Hồng Lĩnh đưa ra tại buổi làm việc với Đoàn giám sát chuyên đề HĐND tỉnh về việc thực hiện chế độ, chính sách trên lĩnh vực y tế và công tác xã hội hóa phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật giai đoạn 2011-2018, tổ chức chiều 29/10. Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng dự.

BVĐK Hồng Lĩnh thiếu 1,2 tỷ tiền lương cho cán bộ, viên chức

Đoàn giám sát do Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh làm trưởng đoàn.

Cũng theo lãnh đạo bệnh viện, được giao tổng quỹ BHYT là 42 tỷ đồng, trong đó chi cho đa tuyến là 14 tỷ, bệnh viện còn 28 tỷ. Từ nay đến cuối năm, bệnh viện chỉ còn 4 tỷ quỹ BHYT nên sẽ rất khó khăn trong đáp ứng nhu cầu KCB của người dân.

Về thực hiện chế độ, chính sách y tế nói chung, giai đoạn 2011-2018 vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ưu tiên cho hoạt động của ngành y chưa nhiều; giá cả dịch vụ chưa tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành giá.

Từ năm 2011-2016, bệnh viện không thu hút được nhiều bệnh nhân nên công tác xã hội hóa, kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2017, 2018, bệnh viện nhận được tài trợ của hơn 30 doanh nghiệp trên địa bàn, đã đầu tư mua sắm gường bệnh, quạt điện, ghế ngồi cho bệnh nhân, trang thiết bị y tế với tổng trị giá 236 triệu đồng.

BVĐK Hồng Lĩnh thiếu 1,2 tỷ tiền lương cho cán bộ, viên chức

Giám đốc BVĐK thị xã Hồng Lĩnh Nguyễn Thái Lâm báo cáo việc thực hiện chế độ, chính sách trên lĩnh vực y tế và xã hội hóa trang thiết bị y tế tại bệnh viện

Tại buổi làm việc, lãnh đạo BVĐK thị xã Hồng Lĩnh đề nghị Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ; có quy định về giá dịch vụ BHYT, bảo đảm tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí như khấu hao tài sản, nâng lương cơ bản, ứng dụng CNTT…

Đối với HĐND, UBND, các sở, ban ngành cấp tỉnh trích nguồn kinh phí tiết kiệm được từ giảm chi thường xuyên cho các bệnh viện để tăng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; bổ sung chính sách thu hút bác sỹ chính quy, cán bộ chuyên môn giỏi về các tuyến huyện và xã. Hàng năm, có kế hoạch tuyển dụng bác sỹ cho các bệnh viện còn thiếu. Bệnh viện cũng kiến nghị sửa đổi cơ chế mua sắm tập trung.

Phát biểu tại buổi giám sát, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng bày tỏ băn khoăn đó là BVĐK Hồng Lĩnh chưa phát huy được lợi thế ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và vị trí địa lý; chưa giữ chân được bác sỹ; công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh còn hạn chế.

BVĐK Hồng Lĩnh thiếu 1,2 tỷ tiền lương cho cán bộ, viên chức

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đề nghị BVĐK Hồng Lĩnh chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ công chức, viên chức

Trưởng ban Tuyên giao Tỉnh ủy đề nghị bệnh viện chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ công chức, viên chức; tiếp tục phát huy dân chủ trong cơ quan và vai trò người đứng đầu bệnh viện, các khoa, phòng; có giải pháp phát huy lợi thế là một đơn vị được đầu tư, đóng ở trung tâm của khu vực Bắc Hà Tĩnh. Quan tâm đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, viên chức; tăng cường xã hội hóa kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến Trung ương để phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, thu hút bệnh nhân…

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?