Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

(Baohatinh.vn) - Mặc dù năng suất cam năm nay không cao như mọi năm nhưng nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi vì cam được giá, thương lái vào vườn mua liên tục.

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Mới chớm vụ, cam Vũ Quang đã tấp nập thương lái vào thu mua. (Trong ảnh: Thương lái vào tận vườn cam của anh Đoàn Quốc Bảo (thôn 1, xã Quang Thọ) để thu mua.

Thời điểm này, trên các vườn đồi ở Vũ Quang, người làm vườn đang tất bật thu hoạch cam. Anh Đoàn Quốc Bảo (thôn 1, xã Quang Thọ) cho biết: Năm nay do thời tiết thất thường cộng với xuất hiện một số sâu bệnh phá hại nên cam rụng khá nhiều. Tuy nhiên, cam năm nay được giá nên gia đình anh cũng không phải băn khoăn nhiều".

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Những quả cam chín mọng được thương lái thu hái cẩn thận.

"Giá cam bình quân tại vườn từ 40 - 45 nghìn đồng/kg, tăng 10 nghìn đồng so với năm trước. Dù mới thu hoạch gần tuần nay nhưng vườn cam của gia đình đã được thương lái ở Hà Nội đặt mua cả vườn. Với giá cả như hiện tại, năm nay 600 gốc cam của tôi dự kiến mang về nguồn thu trên 300 triệu đồng” - anh Bảo chia sẻ.

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Với vào vụ nhưng anh Đoàn Quốc Bảo đã xuất bán được gần 4 tấn cam.

Anh Bảo cũng cho biết thêm, gia đình anh là một trong những hộ có diện tích cam lớn trên địa bàn huyện, với hơn 6 ha, trong đó có hơn 2 ha đã cho quả.

Nhờ chăm sóc tốt và trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên quả cam luôn đạt chất lượng tốt, to đều, có vị ngọt đậm... được thương lái đến hái tại vườn nên anh chỉ việc ngồi cân và đếm tiền tại chỗ.

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Với chất lượng quả tốt, cam của gia đình bà Cao Thị Luân được thương lái thu mua với giá 40 nghìn đồng/kg.

Đang nhanh tay thu hoạch cam cho thương lái, bà Cao Thị Luân (thôn 1, xã Quang Thọ) phấn khởi nói: “Năm nay thời tiết nắng mưa thất thường, cứ nghĩ giá cam sẽ thấp hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, hơn một tuần trở lại đây trời nắng ráo nên cam đắt giá, gia đình tôi rất phấn khởi. Vụ cam năm nay, vườn cam của gia đình tôi thu hoạch được khoảng 20 tấn. Với giá 40 nghìn/kg như hiện tại, ước tính hết vụ gia đình tôi sẽ thu khoảng 700 triệu đồng”.

Cũng theo bà Luân, hai trận mưa lũ kéo dài cuối tháng 10 vừa qua đã khiến vườn cam rộng 3 ha của gia đình rụng gần 10 tấn, nếu tính như giá cam thời điểm hiện tại thì gia đình bà thiệt hại gần 400 triệu đồng.

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Cam được giá nên người dân Vũ Quang rất phấn khởi.

Bà Nguyễn Thị Tân (thôn Hương Giang, xã Đức Hương) cho biết: "Mặc dù các đợt mưa, bão vừa qua gây ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích cam trên địa bàn, nhưng bà con chúng tôi đã khắc phục, chăm sóc kịp thời nên nhìn chung cam vẫn đạt chất lượng tốt.

Càng phấn khởi hơn khi mới đầu vụ đã bán được giá, thương lái vào vườn liên tục, không phải lo khâu tiêu thụ, bị ép giá... Thời điểm này, không chỉ riêng gia đình tôi mà tất cả các hộ trồng cam trên địa bàn huyện đang rất phấn khởi. Nếu thời tiết những ngày tới nắng ấm thì giá cam sẽ còn tăng cao".

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Cam được giá người dân tranh thủ xuất bán.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, toàn huyện hiện có khoảng 2.540 ha cam các loại, trong đó có 1.800 ha đã cho quả. Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn đều có sản phẩm chủ lực mang thương hiệu vùng miền này.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Năm nay do thời tiết bất lợi nên sản lượng cam trên địa bàn huyện đạt khoảng 15 nghìn tấn (giảm 15% so với năm 2019). Tuy nhiên, giá cam năm nay tăng mạnh nên người dân rất phấn khởi. Ước tính hết vụ, vựa cam Vũ Quang thu về khoảng gần 500 tỷ đồng”.

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Năm nay do thời tiết bất lợi nên sản lượng cam trên địa bàn huyện Vũ Quang đạt khoảng 15 nghìn tấn. (Trong ảnh: Lãnh đạo huyện Vũ Quang kiểm tra, động viện người dân thu hái, xuất bán cam đúng dịp).

Cũng theo ông Thọ, những năm gần đây chất lượng cam Vũ Quang đang được nâng cao vì người trồng đã chú trọng hơn đến kỹ thuật, mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, cam Vũ Quang cũng đã tiếp cận một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.. nên sản phẩm cam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.