Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

(Baohatinh.vn) - Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tham quan, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế) để từ đó liên kết triển khai trên địa bàn nhằm phát triển nền nông nghiệp địa phương theo hướng hữu cơ.

Sáng 2/4, tại Thừa Thiên Huế, đoàn công tác Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Cẩm Xuyên do Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Văn Thành làm trưởng đoàn đã có buổi tham quan, học tập xây dựng chuỗi mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế). Cùng đi với đoàn có lãnh đạo các ban, ngành và một số hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh trên địa bàn.

Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Đoàn đã đi tham quan mô hình Siêu thị Nông sản hữu cơ Quế Lâm (TP Huế) – nơi cung cấp các sản phẩm sạch như: gạo hữu cơ, trà hữu cơ, thanh long hữu cơ và các loại thực phẩm sạch.

Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Đây là những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo quy trình hữu cơ, thân thiện với môi trường, không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu hoá chất, không chất bảo quản, nhằm phục vụ người dân có được những sản phẩm tốt, an toàn.

Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Tiếp đó, đoàn đã đi tham quan, học tập mô hình Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Tập đoàn Quế Lâm triển khai trên diện tích hơn 15 ha với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng. Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F bao gồm các tổ hợp: Farm – trang trại, Food – thịt lợn, Feed – tổ hợp sản xuất, Fertilizer – phân hữu cơ vi sinh. Trong ảnh: Đoàn học tập mô hình nuôi ruồi lính đen - nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn hữu cơ trong chăn nuôi.

Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Đoàn cũng đã đi tham quan mô hình chăn nuôi lợn gắn với trồng trọt của Hợp tác xã Thanh Trà ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hợp tác xã Thanh Trà hiện có 18 thành viên, vừa tham gia chăn nuôi lợn hữu cơ kết hợp trồng cây ăn quả. Trong ảnh: Đoàn tham quan trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ của ông Nguyễn Văn Lịch ở thôn Trạch Thổ, xã Phong Thu, huyện Phong Điền.

Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

… và tham quan mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của hộ ông Nguyễn May ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hộ chăn nuôi liên kết sản xuất với Tập đoàn Quế Lâm, quy mô sản xuất 12 lợn nái và 50 lợn thịt.

Cẩm Xuyên học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Cũng trong sáng nay, đoàn đã đi tham quan Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp tuần hoàn hữu cơ ở thôn Châu Chữ, xã Thuý Bằng, TP Huế để tìm hiểu về mô hình sản xuất lúa hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm.

Tập đoàn Quế Lâm là một đơn vị tiên phong trong xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn bền vững. Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển công nghệ sinh học, vi sinh làm cơ sở để sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện và bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả cộng đồng.

Với chuyến tham quan, học tập lần này, huyện Cẩm Xuyên mong muốn liên kết để xây dựng chuỗi mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bao gồm: sản xuất lúa hữu cơ, chăn nuôi lợn hữu cơ và xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản hữu cơ trên địa bàn; góp phần đưa nông nghiệp Cẩm Xuyên phát triển bền vững.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.