Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh nâng cao cấp độ phòng chống dịch, không để dịch lây lan trong bệnh viện nếu có người nhiễm Covid-19.

Sáng nay (3/6), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu có buổi làm việc với Sở Y tế và một số đơn vị trong ngành về công tác phòng, chống dịch Cocid-19. Cùng làm việc có đại diện lãnh đạo Sở Tài chính và Sở Xây dựng.

Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu làm việc với đại diện lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Y tế đã báo cáo một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua cũng như các nhiệm vụ thời gian tới.

Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

Bác sỹ Nguyễn Tuấn – Quyền Giám đốc Sở Y tế báo cáo tình hình phòng, chống dịch Covid-19 của ngành.

Theo đó, hiện nay, Sở Y tế Hà Tĩnh đã có phương án thành lập khu cách ly điều trị đối với các trường hợp F0 không triệu chứng tại khu cách ly tập trung ký túc xá Mitraco (TX Kỳ Anh) với số lượng trên 20 người; thành lập bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh mới, với 70 giường bệnh.

Thành lập bệnh viện dã chiến tại trụ sở Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng cũ, đảm bảo đủ diện tích, giường bệnh, đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân Covid-19 khi có số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 tăng cao.

Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm - Phó Giám đốc Sở Y tế: Cần có phương án triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp lớn, có số lượng công nhân từ các địa phương khác trong tỉnh, có yếu tố liên quan đến nước ngoài.

Về năng lực điều trị, ngành đã chỉ đạo các bệnh viện tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức trong công tác điều trị bệnh nhân. Trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế đảm bảo yêu cầu.

Đối với công tác xét nghiệm, hiện nay có 2 đơn vị là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) được Bộ Y tế công nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định vi-rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR. Mỗi ngày, 2 đơn vị này xét nghiệm khoảng trên 3.000 mẫu.

Thời gian tới, sở sẽ tiếp tục trình UBND tỉnh đầu tư mua sắm hệ thống xét nghiệm cho các đơn vị, đáp ứng 5.000 mẫu mỗi ngày.

Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

Bác sỹ Hoàng Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Bệnh viện chỉ có 1 hệ thống xét nghiệm hoạt động từ 2015, không có hệ thống tách chiết tự động nên rất cần được trang bị thiết bị mới.

Để chủ động phòng, chống dịch có hiệu quả, thời gian qua, Sở Y tế đã tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị tập trung cao cho công tác phòng, chống dịch; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trường học, nơi tập trung đông người theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh.

Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc CDC Hà Tĩnh: CDC cần sớm được bổ sung thêm hệ thống máy sinh học phân tử để đảm bảo đạt công suất 10.000 - 15.000 mẫu/ngày khi thực hiện xét nghiệm cộng đồng.

Tại buổi làm việc, các phòng chuyên môn Sở Y tế và đơn vị trong ngành cũng đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch, trong đó chú trọng việc mua sắm trang thiết bị, máy móc, thuốc, vật tư y tế phục vụ xét nghiệm.

Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính cũng đã giải thích một số vướng mắc về đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị trong ngành. Một số danh mục mua sắm trang thiết bị máy móc, vật tư y tế theo thẩm quyền phục vụ công tác phòng, chống dịch, Sở Tài chính sẽ xem xét, có văn bản trình UBND tỉnh để được sớm phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Quốc Hương: Sở Tài chính sẽ xem xét, có văn bản trình UBND tỉnh để sớm phê duyệt đề nghị mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác xét nghiệm.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đánh giá cao sự chủ động, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch của ngành y tế trong thời gian qua.

Thời gian tới, dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: tăng cường quản lý chặt chẽ tại các khu cách ly, sẵn sàng phương án khu cách ly các trường hợp F0 tại ký túc xá Mitraco theo chỉ đạo của UBND tỉnh; sớm đưa vào hoạt động bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, có đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, kịp thời điều trị khi có yêu cầu; khẩn trương phương án chuyển cơ sở Sở Y tế về trụ sở mới, bàn giao cơ sở vật chất cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây dựng bệnh viện dã chiến, đáp ứng điều trị cho bệnh nhân khi có dịch lớn xẩy ra.

Cần sớm đưa vào hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu: Các cơ sở khám chữa bệnh nâng cao cấp độ phòng chống dịch, không để dịch lây lan trong bệnh viện nếu có dịch xẩy ra.

Đối với công tác xét nghiệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đề nghị ngành y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở trong việc lấy mẫu, quản lý mẫu, hướng tới triển khai xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng.

Các cơ sở khám chữa bệnh nâng cao cấp độ phòng chống dịch, không để dịch lây lan trong bệnh viện nếu có người nhiễm Covid-19; thực hiện việc giám sát chặt chẽ các trường hợp đi từ vùng có dịch về trên địa bàn.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.