Cây trôi khoảng 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Cây trôi tại thôn Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) có tuổi đời khoảng 800 năm, chu vi thân hơn 8,2m, cao 27m, tán rộng 40m.

2.jpg
Cây trôi tại xã Hương Vĩnh được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Theo ông Trần Văn Thị - Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh (Hương Khê), địa phương vừa nhận được văn bản từ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam về việc xét duyệt cây di sản Việt Nam.

Theo đó, Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã họp, xét duyệt hồ sơ và kết luận cây trôi tại nhà văn hóa thôn Vĩnh Thắng (xã Hương Vĩnh) đã đạt đầy đủ các tiêu chí và được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Theo quy định của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, việc tổ chức lễ công nhận cây di sản Việt Nam do địa phương/cơ sở chủ động tổ chức; hội sẽ cấp quyết định, bằng công nhận và cung cấp thiết kế chuẩn mẫu bia đá làm căn cứ để địa phương chuẩn bị.

1.jpg
Cây trôi di sản có chu vi thân hơn 8,2m, cao 27m.

Được biết, trong đợt này, Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã họp và xét duyệt thêm 45 cây cổ thụ của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cây trôi trong khuôn viên nhà văn hóa thôn Vĩnh Thắng là cây to nhất trong số 45 cây đủ điều kiện công nhận cây di sản Việt Nam, có chu vi thân 8,2m, cao 27m, tuổi đời khoảng 800 năm.

Cây trôi là loài cây thuộc họ của cây kéo, muỗm, xoài. Người dân Hương Vĩnh xem cây trôi cổ thụ là biểu tượng gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của xã và luôn nêu cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. Dưới tán cây trôi là không gian sinh hoạt cộng đồng, là hồn quê mang nét riêng đặc biệt của địa phương.

Ông Trần Văn Thị - Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.