(Baohatinh.vn) - Tại khu vực hậu cảng Vũng Áng - nơi có nhiều doanh nghiệp, cơ quan đơn vị nhà nước đang hoạt động hiện vẫn chưa có điện ổn định chỉ vì một số hộ dân tại tổ dân phố Yên Thịnh, phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) cố tình ngăn cản không cho điện lực dựng cột để khắc phục đường dây.
Đường dây 35kv cấp điện xuống khu vực hậu cảng chưa thể hoàn thành do một số hộ dân ngăn cản ngành điện đúc móng, dựng cột.
Trong cơn bão số 10 vừa qua, tuyến đường dây song mạch 35kv đi xuống khu dân cư ở Tây Yên, Yên Thịnh và khu vực hậu cảng bị gãy đổ nhiều cột điện. Sau khi bão đi qua, ngành điện lực đã tập trung lực lượng khắc phục để sớm cấp điện trở lại cho khu vực đặc biệt quan trọng này.
Tuy nhiên, trong quá trình đục móng dựng các cột điện bị gãy đổ đoạn đi qua tổ dân phố Yên Thịnh, đơn vị thi công gặp phải sự ngăn cản của một số hộ dân, khiến việc khắc phục mạng lưới gặp nhiều khó khăn.
Theo đại diện Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư - giải phóng mặt bằng thị xã Kỳ Anh, trong quá trình thi công có 6 cột bị chậm tiến độ do người dân ngăn cản, đòi các yêu sách. Sau quá trình vận động, đến nay có 4 hộ đồng ý để cho đơn vị thi công đúc móng, dựng cột, còn lại 2 hộ vẫn chưa đồng tình.
Để phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp tại khu vực hậu cảng, ngành điện đã phải bắt tam thời một đường dây mạch vòng qua nhà thờ Dũ Yên để cấp tạm thời.
Các cột điện chưa được dựng lại, công tác khắc phục mạng lưới chưa được hoàn thành khiến cho các khu dân cư, đặc biệt là các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước hoạt động tại khu vực hậu cảng Vũng Áng gặp nhiều khó khăn, gây tổn thất lớn về kinh tế. Trong đó có 2 nhà máy thu mua, chế biến gỗ dăm (Hanviha và Việt Nhật) không thể hoạt động, trong khi nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu của bà con trên địa bàn thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh đang rất lớn do hàng ngàn ha rừng bị bị gãy đổ sau bão.
Ông Nguyễn Hữu Thành - Phó Giám đốc Công ty Hanviha:
Theo nhu cầu của bà con có rừng nguyên liệu bị đổ ngã, mỗi ngày, doanh nghiệp cần thu mua khoảng gần 5.000 tấn, trong khi công suất tối đa của nhà máy cũng chỉ khoảng 800 tấn/ngày. Hiện nay, bà con vận chuyển gỗ xuống cũng phải chờ 3 - 4 ngày mới có thể xay được vì mất điện nhiều ngày, lượng gỗ ứ đọng rất lớn.
Trao đổi với PV, ông Trần Xuân Thông - Giám đốc Chi nhánh Điện lực Kỳ Anh cho biết: Do đường dây song mạch 35kv cấp điện cho khu vực hậu cảng chưa thể thi công được nên ngành điện đã phải huy động lực lượng bắt đường dây mạch vòng đi qua nhánh rẽ của nhà thờ Dũ Yên để cấp điện cho các khu dân cư và khu vực hậu cảng. Đến tối 28/9, điện đã được cấp trở lại cho toàn bộ khu vực hậu cảng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Nếu chính quyền địa phương vận động được 2 hộ dân còn lại thì khoảng 3 ngày tới ngành điện sẽ thi công xong các cột để cấp điện trở lại.
Thiết nghĩ, chính quyền các cấp ở TX Kỳ Anh cần sớm có giải pháp kiên quyết đối với các hộ dân cản trở ngành điện thi công ở khu tổ dân phố Yên Thịnh, không thể vì một số cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất - kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Gần đây, tình trạng người dân dừng xe câu cá trên cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tái diễn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người câu và các phương tiện tham gia giao thông.
Dọc theo tuyến quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhiều cụm đèn giao thông cảnh báo đi chậm không hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Đoạn đê đất ngăn mặn ở xã Kỳ Ninh, TX. Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an và nguy hiểm cho người dân, cần sớm được đầu tư nâng cấp.
Người dân thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bức xúc vì chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ sở chế biến gỗ băm dăm của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hoài Luyến.
Khoảng 50m mặt bằng chưa thể giải toả trên tuyến đường gom chân đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở thành "điểm nghẽn" về giải phóng mặt bằng, làm đứt quãng tiến độ dự án.
Tình trạng dừng, đỗ xe trái quy định tái diễn tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngã ba Voi nằm trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) chưa có hệ thống đèn chiếu sáng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm.
Việc hạ tầng của chợ Huyện đang còn dở dang khiến xã Bình An (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) gặp khó khăn để hoàn thành tiêu chí số 7 trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Những trụ sở làm việc cũ bị bỏ hoang trong thời gian khá lâu ở thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn lãng phí tài nguyên.
Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Tình trạng trâu bò thả rông trên các tuyến đường quốc lộ, liên thôn, liên xã tại Hà Tĩnh không chỉ gây cản trở giao thông, mất mỹ quan mà còn xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Dù người dân kiến nghị nhiều lần song tình trạng rác thải ô nhiễm trên tuyến đường Xuân Diệu ở thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chưa được giải quyết.
Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
Một trong những trục đường chính ở Cụm công nghiệp Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cần sớm được nâng cấp, dọn dẹp vì ô nhiễm, xuống cấp, mất an toàn.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Trạm Kiểm dịch động vật nội địa (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) tại phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh bị bỏ không hơn 3 năm vì thiếu lối đi vào.
Với những lợi ích về mặt trang trí và tín ngưỡng, những hồ cá Koi trong các quán cà phê đang được xây dựng phổ biến ở Hà Tĩnh, song đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Tình trạng đi ngược chiều, tuỳ tiện rẽ vào đường cấm, dừng xe không đúng nơi quy định... đang diễn ra trên tuyến QL1, đoạn qua thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Sau gần 2 năm triển khai, nhiều mô hình tái sử dụng túi nilon tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không còn phát huy hiệu quả, thậm chí chứa đầy rác thải, gây ô nhiễm.
Sông Đập Đình là nơi xả thải nước sinh hoạt, chăn nuôi... nhưng cũng chính con sông này lại là nơi cấp nước sinh hoạt cho 147 hộ dân thôn Đồng Kim, xã Trung Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Sông Quèn bị bồi lắng, hệ thống cống và đập tràn trên sông xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến thoát lũ và cung cấp nước phục vụ sản xuất của các xã phía Nam Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Sau gần 10 năm bỏ hoang, trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trong tình trạng cỏ dại mọc um tùm, cơ sở hạ tầng đổ nát.