Chi hội trưởng nhiệt tình với việc chung, giỏi làm kinh tế

(Baohatinh.vn) - Hơn 10 năm làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Liên (SN 1960) đã đưa các phong trào thi đua yêu nước thôn Trường Châu, xã Đan Trường (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngày càng phát triển và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Chi hội trưởng nhiệt tình với việc chung, giỏi làm kinh tế

Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Trường Châu Nguyễn Thị Liên (áo đen) hội ý với cán bộ chủ chốt thôn triển khai công việc

Người phụ nữ nhiệt tình với công tác hội

Bắt tay vào việc hội, chị bám sát các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch của hội cấp trên để từ đó đề ra những giải pháp thực hiện. Cùng với đó, chị Liên chịu khó học hỏi, nghiên cứu và lắng nghe ý kiến hội viên để đổi mới hình thức sinh hoạt theo hướng gắn với thực tiễn và bám sát các phong trào của hội phụ nữ. Việc quan tâm giúp đỡ phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn được chị xác định là nhiệm vụ thường xuyên.

Bởi vậy, không chỉ huy động hàng chục triệu đồng giúp 15 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế gia đình, Chi hội Phụ nữ thôn Trường Châu còn tổ chức trao tặng hàng chục tấn gạo, hàng trăm ngày công giúp đỡ hàng chục chị em nghèo trong những ngày giáp hạt và làm nhà ở. Từ đó, tạo sự đoàn kết, giữa các hội viên, không có người nghèo bị bỏ lại phía sau.

Chi hội trưởng nhiệt tình với việc chung, giỏi làm kinh tế

Nói đi đôi với làm, chị Liên là tấm gương cho mọi người

Trong phong trào xây dựng NTM, chị Liên luôn nhiệt tình, sáng tạo tổ chức các hoạt động, qua đó đã tập hợp, huy động sự tham gia hiệu quả của đông đảo hội viên phụ nữ.

Chị cũng là hội viên đầu tiên tham gia hiến 500 m2 đất, được coi là "bờ xôi ruộng mật” của gia đình để mở rộng đường giao thông nội đồng. Từ đó, phong trào hiến đất làm giao thông nông thôn, giao thông nội đồng ở Đan Trường được lan rộng.

Thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chị Liên đã đến từng nhà hội viên hướng dẫn sắp xếp nhà cửa gọn gàng, phân loại và xử lý rác thải. Đồng thời, vận động xây 1 hố xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm sinh học tập trung và 15 hố xử lý rác tại hộ gia đình.

Đặc biệt, mô hình xử lý rác tại hộ gia đình của thôn Trường Châu đã lan tỏa sang 14 thôn khác. Năm 2019, xã Đan Trường trở thành địa phương đi đầu huyện về phân loại xử lý rác thải.

Chia sẻ về những “bí quyết” thành công trong công tác hội cơ sở, chị Liên nói ngắn gọn: “Phải gần gũi nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các hội viên để đề ra các giải pháp thực hiện. Hơn nữa, người cầm chịch phải tâm huyết, nhiệt tình, nói đi đôi với làm để mọi người thấy mình làm rồi làm theo, các phong trào mới đạt được hiệu quả cao".

Đi đầu trong phát triển kinh tế

Chi hội trưởng nhiệt tình với việc chung, giỏi làm kinh tế

Chị Nguyễn Thị Liên chèo thuyền kiểm tra các ao tôm của Tổ hợp tác Thân Liên

Đảm nhận hai “vai” là chi hội trưởng lại là tổ trưởng vay vốn quỹ phát triển phụ nữ nên chị có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn vay để giúp các hội viên phát triển kinh tế, nhất là hội viên nghèo. Trong những năm qua, nhờ nỗ lực của chị, 20 chị em hội viên/145 hội viên thôn Trường Châu được vay trên 200 triệu đồng đầu tư các mô hình kinh tế. Với cách làm này, đến nay, toàn thôn đã có 10 mô hình kinh tế có mức thu nhập 50 triệu đồng/năm.

Đối với chi hội trưởng Nguyễn Thị Liên, sau nhiều năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với 4 sào ruộng, từ năm 2000, chị chuyển đổi sang nuôi tôm quảng canh. Năm 2014, nhận thấy nuôi quảng canh không còn phù hợp, chị Liên đầu tư 600 triệu đồng đầu tư nuôi tôm thâm canh.

Nhờ có kinh nghiệm trong nghề và đầu tư đúng hướng nên nghề nuôi tôm của chị ngày càng phát triển. Từ đó, 4 hộ khác theo gương chị, chuyển đổi phương thức nuôi truyền thống, hình thành nên Tổ hợp tác Thân Liên do chị Liên làm tổ trưởng. Hiện tại, Tổ hợp tác Thân Liên quy mô 11 ha ao nuôi, doanh thu 2,8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động tại địa phương với mức thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.

Chi hội trưởng nhiệt tình với việc chung, giỏi làm kinh tế

Niềm vui của chị Liên sau những tháng ngày gian nan vất vả

Liên tục 5 năm lại nay, năm nào Chi hội trưởng Chị hội Phụ nữ thôn Trường Châu Nguyễn Thị Liên cũng được UBND tỉnh Hà Tĩnh, Hội LHPN Hà Tĩnh tặng thưởng các bằng khen, giấy khen về những thành tích xuất sắc trong công tác hội và phát triển kinh tế.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Nghi Xuân Nguyễn Thị Thu Trang tự hào khi nói về chị Liên: “Chi hội trưởng thôn Trường Châu là hình mẫu để các cán bộ chi hội khác trong toàn huyện noi theo. Chị không chỉ say mê tâm huyết với công tác hội, mà còn là người chèo lái tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn ngày càng đi lên. Chị cũng là đại biểu điển hình tiên tiến duy nhất Hội LHPN Nghi Xuân được tham dự Đại hội thi đua yêu nước của tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 7, tổ chức vào đầu tháng 10 tới.”

Chủ đề ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.