Chi hội trưởng phụ nữ tâm huyết với việc chung

(Baohatinh.vn) - Gần 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Thanh được “chọn mặt gửi vàng” ở vai trò Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh). 

Chi hội trưởng phụ nữ tâm huyết với việc chung

Chị Thanh (ngoài cùng bên trái) đang họp bàn với chị em để vận động người dân trong thôn hiến đất, mở đường.

Gặp chị Thanh khi chị đang tổ chức họp bàn với chị em phụ nữ để bàn cách thức vận động hiến đất, mở đường sao cho phù hợp, chúng tôi mới có dịp hiểu thêm về người phụ nữ luôn “miệng nói, tay làm” được mọi người yêu quý.

Năm 2018, xã Mai Phụ bước vào cao điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), chị Thanh cùng một số hội viên tích cực đã phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, tích cực vận động để người dân, trong đó nòng cốt là chị em phụ nữ tham gia thực hiện phong trào.

Nhận thấy điều kiện của thôn “đất chật, người đông”, rất khó để xây dựng vườn mẫu quy mô, hệ thống hàng rào xanh đồng bộ nên chị Thanh tập trung vào thực hiện phong trào riêng của thôn là “sạch bếp – sạch nhà – sạch ngõ” và hướng dẫn chị em tập trung phát triển kinh tế.

Với sự kiên trì, bền bỉ của chị Thanh, gần 4 năm qua, nếp sinh hoạt quy củ, sạch đẹp đã dần hình hành nên trong từng mái nhà, ngõ xóm ở thôn Mai Lâm, trên 98% hộ gia đình đạt tiêu chí “sạch bếp – sạch nhà – sạch ngõ”.

Chi hội trưởng phụ nữ tâm huyết với việc chung

Đường dẫn vào thôn Mai Lâm luôn sạch đẹp nhờ ý thức của người dân được nâng cao.

Bà Lưu Thị Thanh cho biết: “Chị Thanh là một người rất trách nhiệm, luôn xắn tay cùng bà con trong mỗi phần việc, chúng tôi rất cảm phục. Bản thân chị bận làm kinh tế “trăm công, trăm việc” nhưng chưa phong trào nào là chị không tham gia, luôn có mặt khi chị em tổ chức các hoạt động. Bây giờ, hằng ngày, chúng tôi luôn đều đặn chỉnh trang trong gia đình mình rồi tập trung dọn dẹp các tuyến đường, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ”.

Cùng với đó, chị Thanh cũng đã mạnh dạn vận động lập quỹ tết kiện nhằm “trợ lực” cho chị em trong hội phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình. Vượt qua những khó khăn ban đầu, đến nay, hội đã có gần 30 triệu tiền quỹ, sử dụng để xoay vòng cho các chị hội viên vay không tính lãi.

Chi hội trưởng phụ nữ tâm huyết với việc chung

Nhiều chị em thôn Mai Lâm đã tích cực xây dựng kinh tế, từng bước nâng cao đời sống.

Đối với phong trào gây quỹ, chị em rất ủng hộ, có nhiều bà, nhiều chị trên 60 tuổi rồi vẫn tự nguyện đóng góp từ 1 - 2 triệu đồng để động viên tinh thần chung. Bà Nguyễn Thị Dật (90 tuổi) cho biết: “Dù đã quá tuổi sinh hoạt nhưng tôi vẫn tham gia góp sức lao động, ủng hộ một phần tiền nhỏ hằng năm giúp hoạt động của hội diễn ra thuận lợi hơn".

Ngoài ra, chị em hội viên được chị Thanh hướng dẫn tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng CSXH huyện, Quỹ hỗ trợ phụ nữ… vay vốn, mở rộng phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, đời sống của gia đình chị em được nâng lên. Từ đó, từng bước khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Chi hội trưởng phụ nữ tâm huyết với việc chung

Chị Thanh trao đổi về hướng mở đường rộng 5m tại những khu vực “đất chật, người đông” của thôn.

Để gắt hái được “quả ngọt”, đưa phong trào của thôn luôn dẫn đầu xã, huyện, chị Thanh đã trải qua không ít khó khăn trong gần 10 năm đồng hành với công tác hội. Chị Thanh chia sẻ: “Có những giai đoạn “căng như dây đàn”, công việc làng xã quá nhiều nên mình phải bàn với chồng, con chấp nhận dừng làm kinh tế ở gia đình để tập trung cho xong công tác của hội. Bà con đa số đồng tình nhưng vẫn có những người không ủng hộ, mình lại phải kiên nhẫn, bền bỉ hơn thì mới thành”.

Dù bận rộn với công tác hội, nhưng chị Thanh vẫn luôn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế ở địa phương, chu toàn trong việc chăm sóc gia đình. Chị Thanh cho biết: “Muốn chị em đầu tư phát triển kinh tế, góp sức xây dựng NTM thì bản thân mình phải “đi trước” để làm gương. Hơn nữa, có kinh tế thì mình cho con cái có điều kiện học hành, gia đình êm ấm thì mới yên tâm để thực hiện công tác xã hội được”.

Chi hội trưởng phụ nữ tâm huyết với việc chung

Chị Thanh cùng chồng đã mạnh dạn đầu tư nguồn vốn lớn để nuôi ngao, hàu thương phẩm quy mô hàng hóa.

Gần 10 năm qua, chị Thanh cùng chồng đã mạnh dạn đầu tư nguồn vốn lớn để nuôi ngao, hàu thương phẩm quy mô hàng hóa. Chị Thanh chia sẻ: “Hiện nay, gia đình đang nuôi ngao, hàu trên diện tích 10ha. Doanh thu hàng năm từ 1,3 – 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động ngay tại địa phương với thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Có nguồn kinh tế vững từ gia đình thì mình cũng có tiềm lực để thực hiện phong trào tốt hơn”.

Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Lộc Hà Phan Thị Thu cho biết: “Dù bận rộn làm kinh tế nhưng chị Thanh luôn sắp xếp chu toàn thời gian, hết mình, khéo léo, linh hoạt trong công tác để mọi phong trào đều lan tỏa, hoạt động của chi hội phụ nữ đi vào thực chất. Vì thế, chị được nhận nhiều bằng khen của huyện, của tỉnh, là điển hình trong phong trào thi đua yêu nước toàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020; Chi hội Phụ nữ thôn Mai Lâm luôn xếp loại xuất sắc của xã, là điển hình của huyện”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.