(Baohatinh.vn) - Sau khi tăng điểm trở lại trong tháng đầu năm 2023, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã chạm ngưỡng 50 điểm vào tháng 2, tăng so với mức 47,4 điểm trong tháng 1/2023, từ đó cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đã bắt đầu cải thiện sau thời kỳ suy giảm.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 50 điểm trong tháng 2/2023. (Ánh minh họa)
Theo S&P Global - công ty thu thập kết quả khảo sát chỉ số PMI, nhân tố chính dẫn đến cải thiện sức khỏe ngành sản xuất là sự cải thiện của nhu cầu thị trường. Điều này giúp các công ty có được khách hàng mới và có số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 2, và đây là lần tăng đầu tiên trong 4 tháng.
Hơn nữa, mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới là mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh hơn nhờ nhu cầu trên thị trường quốc tế cải thiện.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã khiến sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng tăng vào thời điểm giữa quý đầu của năm. Sản lượng tăng nhẹ nhưng là một bước cải thiện đáng kể so với những mức giảm mạnh trong thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay.
Dữ liệu thống kê cho thấy sản lượng tăng chủ yếu ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản. Cả việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng nhẹ trong tháng 2, giúp các công ty giải quyết tốt lượng công việc cần thực hiện.
Trong bối cảnh nhu cầu thị trường cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, mức độ lạc quan về triển vọng sản lượng trong một năm tới tiếp tục tăng. Tâm lý kinh doanh đã được cải thiện tháng thứ 3 liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 2 đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 do giá của nhà cung cấp tăng và tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng giá bán hàng.
Trong khi áp lực giá cả tăng, có những dấu hiệu tích cực hơn về năng lực của chuỗi cung ứng. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã được rút ngắn khi hoạt động vận tải đã nhịp nhàng hơn và tình trạng tắc nghẽn cũng giảm.
Việc sử dụng hàng hóa đầu vào để tăng sản lượng khiến tồn kho hàng mua giảm trong tháng 2 mặc dù hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận đối với tồn kho hàng thành phẩm.
Ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nhận xét: “Nhu cầu cải thiện ở cả trong nước và nước ngoài đã thổi luồng sinh khí mới vào ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 2, từ đó kết thúc thời kỳ suy giảm nhẹ kéo dài 3 tháng trong giai đoạn chuyển giao giữa 2 năm. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại khi niềm tin kinh doanh tăng lên với triển vọng nhu cầu cải thiện. Tuy nhiên, mối lo ngại kéo dài vẫn là lạm phát khi cả chi phí đầu vào và giá bán hàng trong tháng 2 đều tăng với tốc độ nhanh nhất trong tám tháng. Các công ty sẽ hy vọng áp lực giá cả sẽ giảm trong thời gian tới để bảo đảm duy trì được tình trạng cải thiện nhu cầu”.
Với nỗ lực thi công của Tập đoàn Sơn Hải, hầm Đèo Bụt - hầm đường bộ duy nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang dần hoàn thiện, đảm bảo thông xe vào dịp 30/4.
Dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp Hà Tĩnh bứt tốc sản xuất – kinh doanh nhằm chinh phục mục tiêu năm 2025 ngay từ tháng đầu.
Dự kiến ngày 16/1 tới, ống hầm Đèo Ngang mới dài 555m sẽ triển khai xây dựng (nằm về phía Tây hầm hiện tại). Hà Tĩnh đảm bảo bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án.
Trường hợp chỉ hoàn thiện, khai thác một hầm bên phải của hầm Đèo Bụt – hầm đường bộ duy nhất trên cao tốc qua Hà Tĩnh, sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nhất là khi có sự cố xảy ra.
Các huyện Thạch Hà và Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang gấp rút triển khai các giải pháp di dời hệ thống truyền tải điện phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn qua địa bàn.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo thông xe tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dịp 30/4/2025.
Được xây dựng tại vị trí khó thi công, tuy nhiên với sự nỗ lực của nhà thầu, cây cầu số 3 vượt hồ Kim Sơn trên tuyến cao tốc Vũng Áng – Bùng qua Hà Tĩnh đã hoàn thành vượt tiến độ.
Ngày đầu tiên của năm mới 2025, trên công trường, bến cảng ở KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã rộn ràng không khí lao động, hứa hẹn một năm mới nhiều thắng lợi.
UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã huy động các lực lượng bảo vệ thi công, đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8A.
Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Hà Tĩnh đã có những cách làm chủ động, quyết liệt để vươn lên tốp 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao nhất cả nước, từ đó tạo “cú hích” tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Những ngày cuối năm, không khí tại các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh gấp gáp, khẩn trương với mục tiêu phục vụ nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
Dù thời tiết bất lợi song các địa phương vẫn hỗ trợ đơn vị thi công di dời hệ thống điện truyền tải, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh.
Năm 2025, ngành công thương Hà Tĩnh đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 15% so với năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD.
Với số thu ngân sách ước đạt 10.010 tỷ đồng, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 và lập kỷ lục thu cao nhất từ trước đến nay.
Tạo môi trường làm việc đoàn kết, cùng nhau phát triển là "kim chỉ nam" trong công tác quản lý nhân sự của Công ty MCC Việt Nam suốt gần 9 năm hình thành và phát triển tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch, triển khai phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ sự kiện kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Năm 2024, ngành Thuế Hà Tĩnh đã thực hiện gia hạn, miễn giảm hơn 2.500 tỷ đồng tiền thuế nhằm tiếp sức giúp doanh nghiệp “sống khỏe” để thực hiện nghĩa vụ NSNN.
Trên địa bàn các khu kinh tế, khu công nghiệp của Hà Tĩnh đang có 194 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó Khu kinh tế Vũng Áng chiếm đa số với 150 dự án.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tăng cường các giải pháp nhằm phòng ngừa tai nạn điện trong Nhân dân khi nhu cầu trang trí các thiết bị điện tăng cao dịp lễ, tết.
Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương, đơn vị phối hợp chặt chẽ giải quyết một số vướng mắc còn lại để sớm hoàn thành việc bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam.
Dự án Khu đô thị TM-DV mới Hàm Tiến - Mũi Né tại TP Phan Thiết có có quy mô gần 220ha, giá trị đầu tư 12.000 tỷ đồng sẽ được xây dựng hạ tầng đồng bộ, đáp ứng dân số dự kiến khoảng 15.000 người.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung thực hiện nghị quyết Chính phủ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án điện năng lượng tái tạo và phải hoàn thành trong tháng 1/2025.
UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vừa phát thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cổng Khánh 3 tại phường Đậu Liêu.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tích cực tác quản lý, vận hành lưới điện nhằm cán đích mục tiêu sản lượng điện thương phẩm 1,545 tỷ kWh, giữ vững tổn thất điện năng 6,5%.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.