(Baohatinh.vn) - Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm mạnh từ 53,1 của tháng 5 xuống còn 44,1 trong tháng 6, cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh nhất trong hơn một năm và từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 6 tháng.
Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam giảm từ 53,1 của tháng 5 xuống còn 44,1 trong tháng 6. (Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Hà Tĩnh)
Theo IHS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát chỉ số PMI, làn sóng các ca lây nhiễm Covid-19 mới nhất ở Việt Nam đã khiến các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất suy giảm mạnh trong tháng 6.
Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch vào đầu năm 2020, trong khi các công ty đã giảm tương ứng số lượng việc làm và hoạt động mua hàng.
Đại dịch cũng ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, từ đó khiến thời gian giao hàng bị kéo dài ở mức gần kỷ lục. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn còn đáng kể nhưng đã chậm lại nhiều so với tháng 5, và các công ty đã chỉ tăng nhẹ giá bán hàng trong tình trạng nhu cầu giảm.
Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói: “Dữ liệu PMI tháng 6 cho thấy rõ ảnh hưởng của làn sóng mới nhất của đại dịch Covid-19 lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi các công ty phải đóng cửa ở những khu vực bị giãn cách, từ đó dẫn đến sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới của toàn bộ lĩnh vực sản xuất bị giảm mạnh. Các công ty đã phản ứng nhanh chóng với khối lượng công việc giảm bằng cách giảm số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng”.
“Trong khi ảnh hưởng là kém nghiêm trọng hơn so với sau đợt bùng phát của đại dịch vào đầu năm 2020, mức giảm sản lượng sản xuất trong tháng 6 là mạnh hơn bất kỳ mức giảm nào từng được chứng kiến trước đại dịch Covid-19 kể từ khi khảo sát bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước. Do đó các công ty sẽ hy vọng một sự cải thiện nhanh chóng của tình trạng sức khỏe và các điều kiện hoạt động trở lại bình thường hơn” - ông Harker nói thêm.
Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Tại triển lãm Bharat Mobility Global Expo 2025 ở Thủ đô New Delhi, nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast đã chính thức công bố các mẫu ô tô điện sẽ mở bán ở thị trường Ấn Độ. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 21/1 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 21/1/2025: Giá vàng thế giới tăng sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ, trong khi đó, giá vàng trong nước bất động ở cả hai chiều mua và bán.
Với sự tập trung cao cùng tinh thần quyết liệt, Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các công trình trọng điểm trên địa bàn thi công đảm bảo tiến độ.
Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Trong dịp Tết Nguyên đán, giao dịch ngân hàng tại quầy sẽ nghỉ từ ngày 25/1-2/2; chuyển khoản thường liên ngân hàng sẽ tạm ngưng từ 16h ngày 24/1. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 20/1 của Báo Hà Tĩnh.
Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Cận tết Nguyên đán, khách hàng sử dụng ngân hàng số ở Hà Tĩnh tăng đã giúp giảm áp lực giao dịch tại quầy với tỷ lệ giao dịch tiền mặt giảm khoảng 50% so với cùng kỳ các năm trước.
Năm 2025, Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II phấn đấu huy động vốn nội tệ tăng 10%, tín dụng khách hàng cá nhân tăng 12%, trong đó dư nợ nông nghiệp, nông thôn trên 91%.
Giá vàng hôm nay 19/01/2025: Giá vàng thế giới giảm khiến giá vàng trong nước hôm nay 18/1 quay đầu giảm mạnh. Trong ngày cuối tuần, giá vàng đồng loạt đi ngang.
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang là người bạn của bà con nông dân Hà Tĩnh, lan tỏa tư duy làm nông nghiệp tử tế, vì sự phát triển bền vững.
Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Với nguồn cung dồi dào, hàng hóa đa dạng chủng loại, sức mua hàng Tết tại Hà Tĩnh đã bắt đầu tăng mạnh. Dự kiến thị trường sẽ “nóng” hơn trong những ngày tới.
Đường sắt tốc độ cao cần lưu ý về kinh tế, kỹ thuật và nhân lực bởi công trình này có thời gian phục vụ từ 50-100 năm nên cần có tầm nhìn cụ thể về vấn đề khai thác, vận hành.
Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Mặc cho cái rét của những ngày cuối năm, tiểu thương bán cây cảnh Tết trên tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP Hà Tĩnh) vẫn "trắng đêm" canh giữ hàng và mong ngóng người đến mua.
Khách hàng Nguyễn Thị Nguyệt Anh ở thị trấn Thạch Hà đã may mắn trúng 10 triệu đồng trong kỳ quay thưởng “Hóa đơn may mắn” quý IV/2024 do Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh triển khai.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh năm 2025 là tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Nhà máy xử lý nước hồ Cu Lây (xã Thuần Thiện, Can Lộc, Hà Tĩnh) bắt đầu đi vào hoạt động, mang lại niềm phấn khởi cho hơn 4.500 hộ dân 2 xã hạ Can Lộc và 4 xã phía Bắc Thạch Hà.
Tổng giá trị giao dịch qua thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 280 triệu tỷ đồng, tăng hơn 120% về giá trị so với cùng kỳ. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/1 của Báo Hà Tĩnh.