“Chìa khóa” mở cánh cửa thoát nghèo bền vững cho nông dân Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các kênh tín dụng đã giúp bà con nông dân ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) có được sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.

Xuất thân nghèo khó, sinh kế thuần nông, lại phải gồng gánh nuôi 5 đứa con ăn học nên gia đình anh Nguyễn Như Nuôi và chị Nguyễn Thị Linh ở thôn Yên Định (xã Thịnh Lộc) từng có nhiều năm liền nằm trong danh sách hộ nghèo. Để đoạn tuyệt với đói nghèo, 4 năm trước, anh Nuôi - chị Linh đã tìm đến Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Hà vay 80 triệu đồng và Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Lộc Hà vay 40 triệu đồng để làm vốn chăn nuôi. Đến khi xuất chuồng, họ lại mang trả và khi cần, lại đến vay về phục vụ sản xuất. Nhờ được tạo điều kiện vay vốn sản xuất, anh chị đã có được “chìa khóa” mở cánh cửa thoát nghèo bền vững.

“Chìa khóa” mở cánh cửa thoát nghèo bền vững cho nông dân Lộc Hà

Nguồn vốn vay đã giúp gia đình anh Nuôi - chị Linh (xã Thịnh Lộc) phát triển đàn vật nuôi đông đúc.

Chị Nguyễn Thị Linh chia sẻ: “Thông qua Hội Nông dân xã Thịnh Lộc, chúng tôi không chỉ được đào tạo nghề, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn được tạo điều kiện vay vốn làm ăn. Hiện nay, gia trại tôi có 7 con bò, duy trì 25 con dê, 16 – 40 con lợn, 40 - 80 con gà/lứa... Nguồn thức ăn chăn nuôi chúng tôi tự sản xuất bằng 1 mẫu lúa, 5 sào ngô, 5 sào khoai. Trừ mọi chi phí thì có lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng/năm, đủ để nuôi con cái ăn học, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá”.

Cũng như gia đình anh Nuôi – chị Linh, hiện ở Lộc Hà đang có hàng nghìn hộ dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ các kênh tín dụng thông qua sự ủy thác cho hội nông dân. Dòng tiền từ các ngân hàng, quỹ tín dụng được sử dụng hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, làm nhà ở, mua sắm ngư cụ và nông cụ... Trong số này có thể kể đến hộ chị Dương Thị Bình (bán tạp hóa), Trần Thị Xuân (nuôi lợn, bò) ở xã Hồng Lộc; Nguyễn Thị Quyết, Lê Thị Nhung (cùng nuôi bò nhốt) ở xã Thạch Châu; Đào Văn Bình (nuôi và buôn bán trâu trò) ở thị trấn Lộc Hà...

“Chìa khóa” mở cánh cửa thoát nghèo bền vững cho nông dân Lộc Hà

Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hành Chính sách xã hội huyện Lộc Hà đã giúp chị Trần Thị Xuân (ở xã Hồng Lộc) phát triển chăn nuôi gia súc để thoát cảnh cận nghèo.

Để bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn, các cấp hội nông dân ở Lộc Hà đã phát huy tốt vai trò “cầu nối” của mình. Ông Đào Văn Anh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Mai Phụ thông tin: “Toàn xã có 285 hội viên vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT (gần 14 tỷ đồng) và Ngân hàng Chính sách xã hội (gần 9 tỷ đồng). Nguồn vốn vay ủy thác của các ngân hàng được quản lý tốt, thực hiện đúng quy định, phát huy hiệu quả. Có vốn sản xuất, kinh doanh đã giúp giảm tỷ lệ nghèo trong nông dân còn 3,8%, xây dựng được 49 mô hình sản xuất hiệu quả, bình quân thu nhập của nông dân đạt 52,2 triệu đồng/người/năm...”.

Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH thôn Thượng Phú (phía trong, bên trái) đến thăm hỏi tình làm ăn của các hộ nghèo vay vốn trong tổ..JPG
Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ngân hàng CSXH thôn Thượng Phú (phía trong, bên trái) đến thăm hỏi tình làm ăn của các hộ nghèo vay vốn trong tổ.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các ngân hàng, quỹ tín dụng ở Lộc Hà đã thực hiện tốt phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. Ông Trần Anh Đức - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Hà cho biết: “Chúng tôi luôn tạo điều kiện tối đa cho khách hàng (nhất là nông dân) vay vốn. Hiện nay, dư nợ của đơn vị đạt 101 tỷ đồng với 1.967 hộ nông dân ở tất cả các địa phương vay. Thông qua các gói vay đã giúp bà con có thêm nguồn lực sản xuất, khắc phục tình trạng thiếu vốn, ngăn ngừa tín dụng “đen”, tạo thêm việc làm tại chỗ, ổn định sinh kế, “tiếp sức” cho em đến trường, các hộ xây dựng nhà ở kiên cố...”.

“Chìa khóa” mở cánh cửa thoát nghèo bền vững cho nông dân Lộc Hà

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Hà làm thủ tục cho khách hàng vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bà Trần Thị Bích Hà - Chủ tịch Hội Nông dân Lộc Hà đánh giá: Các cấp hội nông dân trên địa bàn đã phối hợp với các kênh tín dụng để giúp khoảng 2.600 hộ hội viên (hiện nay) vay làm ăn, cho con cái đi học, đi xuất khẩu lao động, xây dựng nhà cửa... Hiện nay, tổng dư nợ các ngân hàng cho nông dân vay đạt gần 165 tỷ đồng, trong đó: Ngân hàng Chính sách xã hội 101 tỷ đồng, Ngân hàng NN&PTNT hơn 58 tỷ đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 3 tỷ đồng, các quỹ tín dụng trên 3 tỷ đồng.

Nguồn tín dụng ưu đãi đang là cứu cánh trong làm ăn của nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Lộc Hà .JPG
Nguồn tín dụng ưu đãi đang là cứu cánh trong làm ăn của nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Lộc Hà.

“Các tổ chức tín dụng đã góp phần quan trọng để 5 năm qua (2017 – 2023), bà con nông dân ở Lộc Hà xây dựng 6 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 665 hộ thoát nghèo bền vững (tỷ lệ hộ nghèo hiện đã giảm còn 6,8%). Hiện toàn huyện có 7.261 hộ được công nhận đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, thu nhập bình quân đạt 49 triệu đồng/người/năm (cao hơn 10 triệu so với năm 2017). Nguồn vốn vay cũng được xem là “đầu kéo” để sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,4% mỗi năm và tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hiện nay đạt 1.040 tỷ đồng/năm” - bà Trần Thị Bích Hà thông tin thêm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Cấp tập thi công các cảng cá ở Hà Tĩnh

Cấp tập thi công các cảng cá ở Hà Tĩnh

Trên công trường thi công dự án cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) có tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng và Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, các nhà thầu đang huy động tối đa nhân công, máy móc đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm đưa vào khai thác.
Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch thưa thớt vì kỳ nghỉ lễ khi các nhà đầu tư hướng đến chiến lược lãi suất của Fed...
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Đón Tết linh đình cùng kho quà gần 5,6 tỷ đồng từ VNPT

Đón Tết linh đình cùng kho quà gần 5,6 tỷ đồng từ VNPT

Chỉ với 20.000đ nạp thẻ, đăng ký, gia hạn gói cước Di động VinaPhone hoặc Internet VNPT, khách hàng sẽ có ngay cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max, iPhone 16 cùng hàng ngàn quà tặng giá trị trong siêu khuyến mại mùa Tết của nhà mạng.
Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Thời điểm này, tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh, hàng hóa tết với đa dạng mẫu mã, giá cả đã lên kệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nhưng sức mua còn yếu.
Metro số 1 chính thức khai thác thương mại

Metro số 1 chính thức khai thác thương mại

Sau 17 năm kể từ khi TP.HCM phê duyệt chủ trương xây dựng, tuyến đường sắt đô thị metro số 1 chính thức được vận hành thương mại trong sự xúc động của lãnh đạo TP và sự mong chờ của người dân.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.