Cô giáo trường làng Hà Tĩnh với tấm lòng “bồ tát”

(Baohatinh.vn) - Cô Nguyễn Thị Nguyệt - giáo viên Trường Mầm non Yên Lộc (xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh) -Trưởng nhóm Quỹ Nhân ái Trường Lưu với nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa đang được lan tỏa trong cộng đồng.

Cô giáo trường làng Hà Tĩnh với tấm lòng “bồ tát”

Một giờ học ngoài trời trong “Vườn hoa nhân ái” của cô trò Trường Mầm non Yên Lộc

Cô con dâu tốt của người nghèo ở quê chồng

Khi nghe chị Nguyệt kể một cách tường tận về nhiều hoàn cảnh khó khăn ở xã Kim Song Trường, cứ nghĩ chị sinh ra và lớn lên ở đây nhưng tìm hiểu mới biết chị Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1987) là người Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh). Năm 2009, tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non, Đại học Hà Tĩnh, chị về công tác tại Trường Mầm non Yên Lộc và lấy chồng ở xã Kim Song Trường.

Về quê chồng từ năm 2010, 5 năm nay (2015 - 2020), chị Nguyệt tình nguyện “vác tù và hàng tổng” kêu gọi giúp đỡ bà con nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Chia sẻ về mối duyên với hoạt động từ thiện, chị Nguyệt tâm sự: “Đó là một ngày cuối năm 2014, trời rét, tôi đón con đi học về thì chứng kiến cảnh một gia đình 2 ông bà lão già yếu cùng một đứa con bị bệnh tâm thần ăn mặc phong phanh đi qua ngõ. Hình ảnh đó khiến tôi băn khoăn mãi. Qua tìm hiểu, tôi được biết đó là gia đình ông bà Nguyễn Văn Lãi (74 tuổi) người cùng thôn.

Cô giáo trường làng Hà Tĩnh với tấm lòng “bồ tát”

Cô Nguyễn Thị Nguyệt luôn mong muốn công việc thiện nguyện lan tỏa hơn để giúp được nhiều người

Lúc đó tôi nghĩ, trong thôn mình vẫn có những hoàn cảnh đáng thương như vậy mà lâu nay mình không biết. Vì vậy tôi bắt đầu tìm hiểu và biết thêm trong xã có nhiều hoàn cảnh éo le khác".

Mong muốn người khác có thể biết và cưu mang những hoàn cảnh đáng thương, chị Nguyệt “đánh liều” lên facebook của mình đăng hình ảnh và kêu gọi mọi người hỗ trợ.

“Chỉ sau một thời gian ngắn một số người đã vào facebook tôi hỏi han. Đặc biệt, những người trong xã đi lập nghiệp ở xa tìm hiểu biết tôi là con dâu Kim Song Trường thì động viên tôi và ủng hộ nhiệt tình lắm. Như chị Hồng Lam là người gốc Trường Lưu, hiện là bác sĩ đang công tác ở Hà Nội...” - chị Nguyệt chia sẻ.

Cô giáo trường làng Hà Tĩnh với tấm lòng “bồ tát”

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (bên phải) thay mặt Quỹ Nhân ái Trường Lưu thăm hỏi, tặng quà cho một gia đình có hoàn ảnh đặc biệt khó khăn trong dịp dịch Covid-19.

Trong lần đầu tiên kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ người nghèo tại quê chồng, chị Nguyễn Thị Nguyệt đã giúp đỡ 22 hoàn cảnh khó khăn trong xã có cái tết ấm cúng với số tiền 11 triệu đồng.

Chữ “duyên” và lòng nhiệt tình với công việc thiện nguyện giúp chị Nguyệt huy động được sự chung sức của nhiều nhà hảo tâm. Chỉ tính từ 2015 - 2017, chị đã kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ được hàng trăm lượt người nghèo ở địa phương. Trong đó nhiều trường hợp được chị vận động nhà hảo tâm cưu mang hàng tháng.

Chị Nguyễn Thị Hương, 45 tuổi, chủ xưởng xay xát lúa gạo Hương Hải ở thôn Phúc Trường, người thường xuyên ủng hộ hoạt động từ thiện trên địa bàn cho biết: “Những việc thiện nguyện của cô Nguyệt khiến chúng tôi rất nể phục và ủng hộ. Chúng tôi hay gọi đùa cô ấy là “con du tốt” của người nghèo Trường Lưu”.

Mong muốn việc thiện nguyện lan tỏa toàn xã hội…

Mong muốn công việc thiện nguyện lan tỏa hơn để giúp được nhiều người, trong mỗi đợt vận động trao quà, chị Nguyệt luôn đề xuất phối hợp thực hiện với chính quyền và các đoàn thể địa phương. Năm 2018, khi tìm được nhiều người cùng chí hướng, Quỹ Nhân ái Trường Lưu do chị đứng đầu chính thức được thành lập dưới sự giám sát chặt chẽ của UBND xã Trường Lộc cũ.

Có được sự tin tưởng và đồng hành của các thành viên, Quỹ Nhân ái Trường Lưu hoạt động mạnh mẽ và lan tỏa rộng rãi đến nhiều địa phương vùng Thượng Can Lộc.

Cô giáo trường làng Hà Tĩnh với tấm lòng “bồ tát”

Chương trình "Hạt gạo yêu thương" do Quỹ "Nhân ái Trường Lưu" phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Can Lộc thực hiện trong tháng 4/2020. Ảnh tư liệu

Điển hình là cuộc vận động chương trình “Hạt gạo yêu thương” đã kết nối vận động được 1.371 suất quà trị giá 240 triệu đồng để tặng cho người nghèo trên địa bàn toàn huyện hỗ trợ cho các gia đình khó khăn trong mùa dịch Covid-19 vừa qua tại Can Lộc.

Trước đó, Quỹ Nhân ái Trường Lưu cũng đã vận động được 70 triệu đồng để ủng hộ khu vực cách ly phòng dịch Covid-19 trên địa bàn xã Kim Song Trường và xây dựng 2 công trình bồn nước rửa tay tại chợ Trường Lộc…

Trên cương vị Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Yên Lộc, cô Nguyễn Thị Nguyệt đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, như: kêu gọi giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong trường, giúp đỡ gia đình đồng nghiệp gặp hoàn cảnh éo le, xây dựng cách công trình phục vụ học tập vui chơi cho trẻ…

Cô giáo trường làng Hà Tĩnh với tấm lòng “bồ tát”

Cô Nguyễn Thị Nguyệt trong tiết dạy “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”.

Cô Nguyễn Thị Lành - Hiệu trưởng Trường Mầm Non Yên Lộc nhận xét: “Không chỉ nhiệt tình trong các công tác thiện nguyện, cô Nguyễn Thị Nguyệt còn là một giáo viên giỏi cấp huyện và là cán bộ công đoàn xuất sắc nhiều năm liền. Với vai trò lãnh đạo nhà trường, tôi luôn ủng hộ và tạo điều kiện để cô Nguyệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.