Công bố phát hiện loài gừng mới tại Vườn quốc gia Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Các nhà nghiên cứu thực vật của Việt Nam phát hiện và công bố một loài gừng tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh). Loài mới này được đặt tên là Gừng Vũ Quang ( Zingiber vuquangense ), được công bố trên tạp chí chuyên ngành Phytotaxa tập 388 (số 4) tháng 1 năm 2019.

Công bố phát hiện loài gừng mới tại Vườn quốc gia Vũ Quang

ThS. Nguyễn Việt Hùng (Vườn quốc gia Vũ Quang) là một trong những nhà nghiên cứu phát hiện ra loài gừng Vũ Quang

Trong chuyến hợp tác điều tra đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Vũ Quang vào đầu năm 2015, nhóm nghiên cứu gồm TS. Lý Ngọc Sâm đến từ Viện Sinh thái nhiệt đới, TS. Lê Thị Hương đến từ Trường Đại học Vinh, TS. Đỗ Ngọc Đài từ Đại học Kinh tế Nghệ An, ThS. Nguyễn Việt Hùng từ Vườn quốc gia Vũ Quang và ThS. Trịnh Thị Hương từ Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đã phát hiện một loài gừng sống ở sinh cảnh rất ẩm và có hình thái hoa và lá rất khác biệt.

Công bố phát hiện loài gừng mới tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Hoa của loài gừng Vũ Quang

Sau khi phân tích mẫu và so sánh, nhóm nghiên cứu đã nhận định đây là một loài thực vật mới chưa được phát hiện trước đó.

Loài thực vật được phát hiện thuộc họ gừng (Zingiberaceae) là một họ rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới cũng như tại Việt Nam với rất nhiều loài có giá trị về dược liệu và thực phẩm, loài mới này được đặt tên là Gừng Vũ Quang (Zingiber vuquangense) đúng với địa danh mà nó được phát hiện thấy.

Công bố phát hiện loài gừng mới tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Gừng Vũ Quang là cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao cây từ 1,2-1,8m, lá có hình elip hay oval đặc trưng, có kích thước 26–50.8 × 9–14.7 cm, hoa của loài này có màu nâu đỏ và phát hoa ở gốc.

Công bố phát hiện loài gừng mới tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Mùa ra hoa của loài từ tháng 4 đến tháng 5.

Công bố phát hiện loài gừng mới tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, loài Gừng phân bố tại độ cao hơn 100 m so với mực nước biển. Theo nhóm nghiên cứu, loài mới này phân bố trong phạm vi rất hẹp, số lượng loài bắt gặp không nhiều, khu vực loài phân bố nằm trong phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt.

Từ năm 2016 đến nay, tại khu vực Vườn Quốc gia Vũ Quang, các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới đã phát hiện và công bố 6 loài mới gồm: Chà ran tuyến (Homalium glandulosum), Trà mi Vũ Quang (Camellia vuquangensis), Trà mi Hà Tĩnh (Camellia hatinhensis), Dẻ Vũ Quang (Lithocarpus vuquangensis), Tân bời lời Vũ Quang (Neolitsea vuquangensis) và mới nhất là gừng Vũ Quang (Zingiber vuquangense). Qua đó khẳng định, đây là một khu vực có tính đa dạng sinh học rất cao và còn nhiểu bí ẩn cần được khám phá.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.