Cử hành lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2019

(Baohatinh.vn) - Chiều 4/6, tại đền thờ Chiêu Trưng ở núi Nam Giới, huyện Thạch Hà và Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã cử hành lễ tế nhân kỷ niệm 573 năm ngày giỗ của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi.

Cử hành lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2019

Chương trình Lễ hội Đền Chiêu Trưng năm nay được bắt đầu từ ngày 3/6 với nghi lễ khai lễ đền chính và kết thúc vào ngày 5/6 (3/5 âm lịch) - ngày tổ chức lễ giỗ Đại vương Lê Khôi. Tham dự lễ tế chiều 4/6 có: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương

Cử hành lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2019

Thay mặt nhân dân hai huyện Thạch Hà và Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương và Phó Chủ tịch UBDN huyện Lộc Hà Lê Quang Huệ cùng lãnh đạo các địa phương có đền thờ vọng làm chủ tế.

Cử hành lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2019

Ban Tổ chức lễ tế đã tổ chức khai trống, dâng hương, tấu trình văn tế ôn lại thân thế, cuộc đời, công lao to lớn của Đại vương Lê Khôi, người có công với nước với dân trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm; đồng thời, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an... (Trong ảnh: Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà đánh trống khai lễ)

Cử hành lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2019

Chuẩn bị cho lễ tế, trước đó, các địa phương có đền thờ vọng Chiêu Trưng Đại vương đã tổ chức lễ rước về đền chính (Trong ảnh: Rước lễ vật vào đền chính)

Cử hành lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2019

Người dân bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công đức Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Cử hành lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2019

Đông đảo du khách thập phương dâng hương tưởng nhớ vị tướng tài ba

Lê Khôi quê ở làng Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam), huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông gọi Lê Lợi là chú ruột, làm quan trải qua 3 đời vua nhà Lê, có công giúp triều đình nhà Lê dẹp giặc ngoại xâm.

Năm 1443, ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu. Năm 1446, phụng mệnh nhà vua, cầm quân đi đánh Chiêm Thành. Trên đường trở về, ông bị bệnh nặng và mất vào ngày 3/5 âm lịch. Quân sỹ chọn vùng đất linh thiêng mai táng ông tại chân núi Nam Giới, làng Dương Luật, nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà.

Năm 1487, ông được vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng Đại vương”. Để tưởng nhớ công lao của vị tướng này, Lễ hội Đền Chiêu Trưng được tổ chức vào ngày mùng 1 – 3/5 âm lịch hàng năm.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường