Cụ ông 107 tuổi ở Hà Tĩnh làm thơ, đọc sách không cần đeo kính

(Baohatinh.vn) - Tuy đã 107 tuổi nhưng cụ ông Hoàng Nhiên, tên thường gọi là cụ Hòa (SN 1913, thôn Trường Thanh, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn tự nấu ăn, trồng rau, làm thơ và đọc sách không cần dùng kính lão…

Cụ ông 107 tuổi ở Hà Tĩnh làm thơ, đọc sách không cần đeo kính

Cuốc cỏ, trồng cây, tự lo sinh hoạt cá nhân là việc làm hằng ngày của cụ ông 107 tuổi Hoàng Nhiên

Theo chân của người dẫn đường, trước mắt chúng tôi là một ngôi nhà nhỏ phủ đầy cây trái, được sắp xếp gọn gàng, không ai nghĩ đây là ngôi nhà của cụ ông 107 tuổi đang sống một mình.

Đang tưới cây ngoài vườn, cụ Nhiên thấy khách tới nên vui vẻ trở vào trong. Tiếp chuyện chúng tôi một cách rành mạch, cụ Nhiên cho biết: “Cụ sinh ra trong gia đình có 9 anh chị em, cụ là người con thứ 6 trong gia đình và hiện chỉ còn cụ và người em trai út tròn 100 tuổi còn sống…”.

Cụ ông 107 tuổi ở Hà Tĩnh làm thơ, đọc sách không cần đeo kính

Trải qua cuộc sống hơn cả thế kỷ, cụ Nhiên chia sẻ những chiêm nghiệm cuộc sống hết sức đặc biệt

Theo như lời cụ Nhiên kể, cụ từng tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 tại quê hương. Năm 1946, cụ tham gia ban lãnh đạo xã, làm Xã đội trưởng. Tháng 10/1949, cụ tham gia bộ đội kháng Pháp và được cấp trên tín nhiệm, giao phụ trách lớp tân binh khóa I tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An), rồi làm Chính trị viên phó.

Năm 1950, cụ được điều vào chiến đấu tại mặt trận Bình - Trị - Thiên, đến năm 1953, cụ phục viên trở về địa phương lao động sản xuất, sống cùng vợ con.

Năm 1965, khi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ đang vào giai đoạn khốc liệt, cụ được điều về làm Chủ nhiệm HTX Trường Thanh xã Kỳ Thư. Cho đến mãi sau này, khi cấp trên có chủ trương di dời dân Trường Thanh đến vùng giáp ranh với xã Kỳ Thọ thành lập HTX Đan Thanh, cụ mới được về nghỉ ngơi với gia đình.

Cụ ông 107 tuổi ở Hà Tĩnh làm thơ, đọc sách không cần đeo kính

Cụ Nhiên có thể đọc sách không dùng kính...

Cụ ông 107 tuổi ở Hà Tĩnh làm thơ, đọc sách không cần đeo kính

...và sáng tác thơ ở cái tuổi xưa nay hiếm

Khi được hỏi về bí quyết sống trường thọ của mình, cụ Nhiên cười hồn hậu: “Ngoài việc chăm tập thể dục, lao động nhẹ nhàng như trồng rau, cuốc cỏ, thì theo tôi chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng, hạn chế ăn thịt, đồ ăn cay, không uống bia rượu và trong khẩu phần ăn phải có hoa quả, rau xanh. Quan trọng hơn nữa là tinh thần phải luôn vui vẻ, lạc quan…”.

"Bà nhà tôi mất hơn chục năm rồi, nhưng đối với tôi, quãng thời gian được sống bên bà ấy là điều hạnh phúc nhất. Mấy chục năm sống bên nhau, vợ chồng chúng tôi không mấy khi lớn tiếng cãi cọ, dù bực dọc chuyện gì cũng nhẹ nhàng sẻ chia. Tôi sống được tới giờ cũng nhờ sự chăm sóc của bà ấy. Tình yêu của người già chúng tôi cũng giản đơn lắm, cuộc sống vợ chồng cũng nên như vậy, suy nghĩ nhẹ nhàng, lạc quan và yêu thương nhau nhiều hơn…” - cụ Nhiên trò chuyện.

Cụ ông 107 tuổi ở Hà Tĩnh làm thơ, đọc sách không cần đeo kính

Cụ Hoàng Nhiên ngồi bên cạnh con trai trưởng 81 tuổi của mình

Ông Hoàng Xuân Hòa (81 tuổi, thôn Trường Thanh, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh), con trai cả của cụ Nhiên, chia sẻ: “Lúc mẹ tôi mất vào năm 2008, bố tôi rất đau lòng, mặc dù con cái ra sức thuyết phục cụ về sống cùng nhưng cụ một mực khước từ. Cụ bảo cụ còn sức khỏe còn tự chăm sóc được bản thân và quan trọng hơn là phải ở lại nhà chăm sóc nhà cửa, hương khói cho mẹ tôi. Nhà có 8 anh em nhưng 2 anh đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, hiện con cái đều ở xa, chỉ còn lại gia đình tôi ở gần để qua lại thăm nom cụ”.

Cũng theo ông Hòa, hiện cụ Nhiên có 80 người cháu, chắt, chiu nhưng cụ đều nhớ rõ mặt, rõ tên từng đứa. Dù cụ Nhiên đã hơn 100 tuổi nhưng vẫn cuốc đất, nhổ cỏ, trồng các loại cây ăn quả và các loại rau củ trong vườn. Ngày nào cụ cũng luôn tay lao động, cứ rãnh rỗi cụ lại lấy giấy bút làm thơ, viết những mẫu chuyện mà cuộc đời cụ đã trải qua…

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống