Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

(Baohatinh.vn) - Gần 43 năm đã trôi qua (1979-2022) nhưng ký ức về những ngày theo tiếng gọi thiêng liêng, sang giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền sau nạn diệt chủng Polpot của ông Lê Đăng Cúc ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn nguyên vẹn.

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Ông Lê Đăng Cúc - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà.

Đến nay, ông Lê Đăng Cúc vẫn còn giữ cuốn sổ tay mà bà Kao Cheng Hua - nguyên Trưởng ty Thông tin Văn hóa (TTVH) tỉnh Kompong Thom (Campuchia) viết trong trong ngày chia tay ông về nước (năm 1983), sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một chuyên gia giúp nước bạn xây dựng lại chính quyền.

Bà Kao Cheng Hua viết: “Sự hy sinh cao cả của Nhân dân Việt Nam đối với Nhân dân Campuchia đã khắc sâu trong lòng và càng làm cho chúng tôi hiểu rõ hơn nữa về tinh thần đoàn kết giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi tin chắc là không thế lực phản động nào có thể chia rẽ tình đoàn kết chúng ta được. Tôi nhớ mãi lời nói của Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công“. Anh Cúc ạ! Campuchia chết làm sao Việt Nam sống nổi, có phải không anh? Nghĩa là, ta là anh em ruột thịt sống chết có nhau...”.

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Những trang viết của bà Kao Cheng Hua gửi cho ông Lê Đăng Cúc năm 1983 nhân dịp ông về nước.

Ông Lê Đăng Cúc (SN 1942, tại xã Thạch Long, Thạch Hà) được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng năm 1966. Trưởng thành từ phong trào Đoàn, ông từng là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (1967-1970). Năm 1971 -1972, ông được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Sau khi tốt nghiệp, ông Cúc được bầu giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Hà. Tháng 4/1979, ông được Trung ương cử làm Trưởng đoàn chuyên gia cấp huyện sang tỉnh Kompong Thom (Campuchia) làm nhiệm vụ giúp nước bạn xây dựng lại hệ thống chính quyền.

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Ông Lê Đăng Cúc (thứ 5, hàng ngồi đầu tiên từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, nhân viên Ty Thông tin Văn hóa tỉnh Kompong Thom, năm 1982.

Ông Lê Đăng Cúc kể: “Thời điểm tháng 4/1979, khi chúng tôi sang đất nước chùa tháp, chính quyền Khmer Đỏ vừa bị lật đổ, chính quyền nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia mới được thành lập nên còn non trẻ, cả hệ thống chính trị buộc phải gây dựng lại từ đầu. Lúc đó, theo chủ trương của Đảng, chúng tôi được cử sang cố vấn để tái thiết cấu trúc lại hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Mặc dù đã nghe, đọc thông tin trước đó về tội ác dã man của Khmer Đỏ nhưng những gì chúng tôi được chứng kiến lúc vừa sang nước bạn là ngoài sức tưởng tượng. Cả đất nước bạn, từ Thủ đô Phnom Penh đến các vùng quê như tỉnh Kompong Thom đều trong tình trạng hoang tàn, đổ nát sau những cuộc tàn phá và thảm sát của quân Polpot. Những khu mộ tập thể, nhà chứa hài cốt có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thi thể; người dân sống trong cảnh đói khát, cùng cực… là điều chúng tôi bắt gặp khắp nơi”.

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Ông Lê Đăng Cúc cùng vợ - bà Nguyễn Thị Anh xem lại những hình ảnh lưu niệm lúc ông còn ở Campuchia.

Là Trưởng đoàn chuyên gia giúp tỉnh Kompong Thom xây dựng lại chính quyền cấp huyện, ông Lê Đăng Cúc cùng 9 thành viên trong đoàn bắt đầu thực hiện nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, đồng thời đào tạo, đưa họ vào những vị trí quan trọng trong hệ thống chính quyền còn non trẻ lúc bấy giờ.

Năm 1981, sau khi hệ thống chính quyền của nước bạn cơ bản đi vào ổn định, Đảng ta chủ trương rút các đoàn chuyên gia cấp huyện về nước, ông Lê Đăng Cúc là 1 trong hơn 30 người được giữ lại tiếp tục làm chuyên gia cấp tỉnh, phụ trách tại tỉnh Kompong Thom. Tháng 10/1983, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông về nước.

4 năm 8 tháng làm nhiệm vụ tại nước bạn là những ngày tháng cực kỳ gian lao và nguy hiểm nhưng để lại trong ông Lê Đăng Cúc nhiều kỷ niệm sâu sắc về tình hữu nghị giữa Nhân dân Việt Nam và Campuchia. Trong đó, ngoài những lần “chết hụt” trước sự tấn công của tàn quân Polpot, câu chuyện của ông Xanh Phon - nguyên Bộ trưởng Bộ TT-VH Campuchia (thời điểm năm 1983) và câu chuyện của bà Kao Cheng Hua - nguyên Trưởng ty TT-VH tỉnh Kompong Thom khiến ông ấn tượng sâu sắc.

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Ông Lê Đăng Cúc (bên trái) tại một lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn cho chính quyền cấp huyện tỉnh Kompong Thom năm 1981. Ảnh: tư liệu NVCC

Ông Lê Đăng Cúc kể: “Với chính sách ngu để trị, Khmer Đỏ đã tìm giết tất cả những người thuộc tầng lớp trí thức, vì vậy, lúc sang cố vấn giúp nước bạn xây dựng lại chính quyền, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn để tìm những người ưu tú ra làm việc. Lúc chúng tôi phát hiện ra ông Xanh Phon - một người chăn bò cho chính quyền Polpot trong rừng, nhiều năm liền không tiếp xúc với ai thấy râu tóc để dài như người rừng…

Ban đầu, mục đích của chúng tôi là tuyên truyền để người dân Campuchia cũng như ông Xanh Phon hiểu được chính quyền cách mạng, tái hòa nhập cộng đồng nhưng bất ngờ là sau khi cảm hóa được, chúng tôi mới biết ông là một trí thức giỏi và mời ra làm việc”.

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Ông Xanh Phon - nguyên Bộ trưởng Bộ TT-VH Campuchia (thứ 2 từ phải sang) nhân dịp về tham dự lễ mít tinh tại tỉnh Kompong Thom ngày 20/10/1982. Ảnh: tư liệu NVCC

Thời điểm đó, ông Xanh Phon đã gần 50 tuổi, có bằng tiến sỹ văn hóa được đào tạo ở Pháp trước đó, tuy nhiên, dưới chế độ Khmer Đỏ, ông buộc phải giấu xuất thân của mình giả làm một người bình thường. Khiếp sợ Polpot nhưng dưới sự tuyên truyền của chúng, ông không tin vào quân tình nguyện, các chuyên gia Việt Nam.

Sau khi được ông Cúc và đoàn chuyên gia cảm hóa, ông đã ra trình diện. Biết được trình độ của ông, chính quyền cách mạng Campuchia đã tín nhiệm bầu ông làm trưởng phòng văn hóa cấp huyện rồi lên Trưởng ty TT-VH tỉnh Kompong Thom và sau là Bộ trưởng Bộ TT-VH Campuchia.

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Dù đã 43 năm trôi qua nhưng kỷ niệm về những ngày làm công tác giúp nước bạn Campuchia vẫn còn nguyên vẹn trong ông Lê Đăng Cúc.

Còn bà Kao Cheng Hua - nguyên Trưởng ty TT-VH tỉnh Kompong Thom, người đã viết cho ông Lê Đăng Cúc dòng lưu bút bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến ông và đoàn chuyên gia Việt Nam cũng có một câu chuyện xúc động. Bà Cheng Hua từng là một giáo viên, lúc quân Polpot về làng, chúng đã bắt và giết chồng cùng 2 đứa con trai của bà thả cho cá sấu ăn. Nỗi đau đớn khiến bà Cheng Hua như ngây dại một thời gian, khi chứng kiến những việc làm của ông Lê Đăng Cúc cùng đoàn chuyên gia giúp quê hương bắt đầu hồi sinh, bà tỉnh lại và tham gia tổ chức Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, được đào tạo và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính quyền…

Cựu chuyên gia Hà Tĩnh kể chuyện giúp nước bạn Campuchia xây dựng lại chính quyền

Hơn 56 mùa xuân theo Đảng, hai vợ chồng ông Lê Đăng Cúc và bà Nguyễn Thị Anh vẫn tiếp tục cống hiến cho xã hội.

Sau thời gian làm chuyên gia giúp Campuchia gây dựng lại chính quyền, trở về địa phương, ông Lê Đăng Cúc tiếp tục đảm nhận nhiều vai trò, như: Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thạch Hà (1983-1985), Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà (1986-1993)… Từ năm 2001 đến 2015, dù nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia công tác xã hội với nhiều vai trò ở địa phương.

Hiện nay, ông cùng người vợ của mình là bà Nguyễn Thị Anh (SN 1946) - nguyên là Chủ tịch UBND xã Thạch Long (cả hai đều 56 năm tuổi Đảng) vẫn tiếp tục tham gia sinh hoạt chi bộ, có nhiều ý kiến đóng góp cho tổ chức Đảng, hỗ trợ bồi dưỡng thế hệ trẻ trưởng thành. Ông bà cũng có 5 người con (4 gái, 1 trai) đều đã trưởng thành, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương.

“Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhìn lại những thành tựu của nước bạn hôm nay, tôi càng thấy những việc làm của mình và đoàn chuyên gia Việt Nam lúc bấy giờ thật ý nghĩa. Càng thêm tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào tình hữu nghị thắm thiết giữa hai nước Việt Nam - Campuchia” - ông Lê Đăng Cúc bày tỏ.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.