“Đại sứ Văn hóa đọc” Hà Tĩnh: Ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo

(Baohatinh.vn) - Mới bước sang tuổi thứ 10 nhưng em Phạm Thị Phương Thảo ở thôn Thanh Long, xã Thạch Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đặc biệt đam mê sách. Niềm đam mê đó, cùng với trí tưởng tượng của tuổi thơ đã giúp em xuất sắc giành giải Nhất toàn quốc Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2019”

“Đại sứ Văn hóa đọc” Hà Tĩnh: Ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo

Phạm Thị Phương Thảo và mẹ tại lễ tổng kết Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc năm 2019”

Sinh ra trong một gia đình còn nhiều khó khăn, bố làm thợ đá, mẹ làm nông nuôi ba chị em ăn học, nên từ nhỏ, Phạm Thị Phương Thảo đã tập cho mình ý thức tự giác trong học tập. Cùng với đó, thói quen, niềm vui khi em được hòa mình vào những con chữ của cuốn sách, bộ truyện cũng lớn dần.

Chia sẻ về niềm đam mê của mình, Phương Thảo nói: “Em rất thích đọc sách, có thời gian rảnh là em đọc. Em thường đọc truyện tranh, truyện chữ và đặc biệt là những câu chuyện cổ tích vì nó rất ý nghĩa”.

“Đại sứ Văn hóa đọc” Hà Tĩnh: Ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo

Có thời gian rảnh là Phương Thảo lại đắm mình vào những cuốn sách

Những cuốn sách, những câu chuyện đã nuôi dưỡng tâm hồn em, chắp cánh cho trí tưởng tượng và sáng tạo bay xa. Trong đề thi "Câu chuyện viết tiếp hay nhất", em đã chọn viết về câu chuyện “Dê đen, dê trắng” và “Rùa và thỏ”.

Phương Thảo hồn nhiên chia sẻ: “Trong câu chuyện của em, khi gặp lại nhau trên chiếc cầu cũ, hai chú dê nay đã biết sửa sai, dê đen quỳ xuống nhường dê trắng nhảy qua. Còn rùa và thỏ, trong cuộc đua thứ 2, thỏ đã cố gắng hết sức mình để giành chiến thắng. Nhưng rùa cũng đã biết tận dụng thế mạnh của bản thân và thắng cuộc trong lần chạy đua… dưới nước”.

“Đại sứ Văn hóa đọc” Hà Tĩnh: Ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo

Phương Thảo là một học sinh ngoan, chăm chỉ, có trí nhớ tốt, sáng tạo trong học tập

Những thông điệp tưởng chừng như đơn giản, nhưng mang ý nghĩa to lớn đã được em truyền tải vào trong câu chuyện của mình một cách rất ngây thơ, trong sáng. Và cũng chính điều đó đã thuyết phục Ban Giám khảo, giúp em trở thành một trong 2 thi sinh đạt giải Nhất Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2019” bậc tiểu học trên toàn quốc.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (mẹ bé Phương Thảo) cho biết: “Khi thấy em có tình yêu lớn với sách, gia đình rất vui và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Mẹ thường mua thêm sách báo, các loại truyện tranh, truyện cổ tích, hạt giống tâm hồn… để Thảo được thỏa niềm đam mê của mình”.

“Đại sứ Văn hóa đọc” Hà Tĩnh: Ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo

Thời gian ngoài giờ, Phương Thảo cũng giúp mẹ làm việc nhà

Không chỉ nổi bật với giải Nhất tại Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc 2019”, Phương Thảo còn được biết tới là một học sinh ngoan, chăm chỉ, có trí nhớ tốt, dù còn hơi rụt rè, ít nói nhưng luôn sáng tạo trong học tập. Em hiện là học sinh có thành tích học tập tốt nhất lớp, đặc biệt là môn Toán và Tiếng Việt. Ước mơ của cô bé với niềm đam mê sách là trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo.

Cô Nguyễn Thị Minh Thuần - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Bàn cho biết: “Nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đọc, trường đã tổ chức nhiều hoạt động như cuộc thi "Ngày hội đọc sách gia đình”, quyên góp tủ sách cho học sinh nghèo, thi kể chuyện… nhằm động viên các em tích cực tham gia vào việc hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách, khích lệ tình yêu với sách, góp phần phát triển tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh. Em Phương Thảo đã phát huy rất tốt khả năng của mình trong môi trường đó”.

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.