Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước lễ giỗ lần thứ 647

(Baohatinh.vn) - Hằng năm, vào các ngày 11-12/2 âm lịch, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tổ chức lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để tưởng nhớ, tri ân công đức của bà đối với dân tộc.

17.jpg
Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, cách Quốc lộ 1 khoảng 18 km về phía Đông. Đền còn có nhiều tên gọi khác là đền Hải Khẩu, đền Bà Hải hoặc đền Chế Thắng phu nhân.
bich chau.jpeg
Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được xây dựng trên một cồn cát rất rộng vào thế kỷ XIV, bao gồm khu cổng chính với đền miếu ông Quan Tả, nhà Quan Tả và tam quan.
AG7A0489.jpg
Khu vực điện thờ chính của đền bao gồm ba tòa: thượng điện, trung điện và hạ điện được kết nối với nhau theo kiểu chữ công.
AG7A0476.jpg
Từ tổng thể đến chi tiết, Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được thiết kế cầu kỳ và công phu. Hình “lưỡng long chầu nguyệt” ở khu nhà hạ điện, bức hoành phi được sơn son thếp vàng đề chữ “Thánh Đức Lưu Phương” ở gian giữa vừa đẹp, cầu kỳ lại rất hoành tráng nhằm tưởng nhớ và ca ngợi công đức của Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu.
AG7A0479.jpg
AG7A0500.jpg
AG7A0486.jpg
Trải qua thời gian cùng với sự biến thiên của lịch sử, ngôi đền vẫn giữ được vẻ cổ kính, linh thiêng và trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của du khách. Năm 1991, đền thờ được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
AG7A0467 copy.jpg
Vào ngày 11-12/2 (âm lịch) hằng năm, du khách thập phương lại tấp nập đến Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu dâng hương, tế lễ tưởng nhớ ngày mất của bà và cầu mong sức khỏe, bình an dành cho gia đình.
AG7A0495.jpg
Các hoạt động chính của lễ giỗ bao gồm: dâng hoa, dâng hương tại đền Eo Bạch ngày 19/3; dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ Chế Thắng phu nhân ngày 20/3; các nghi lễ truyền thống: hầu văn, yết gà, tế lợn, thụ lộc tối 20/3. Hoạt động thả hoa đăng và bắn pháo hoa sẽ diễn ra ở đền Eo Bạch - nơi thờ tự Chế Thắng phu nhân ở xã Kỳ Lợi vào tối 18/3 và tại Đền thờ Chế thắng phu nhân ở xã Kỳ Ninh vào tối 20/3. Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra từ 13/3-20/3.
AG7A0425-2.jpeg
Khu vực bên ngoài đường dẫn vào khu di tích đã được trang trí cờ Tổ quốc và được vệ sinh sạch sẽ để tạo mĩ quan khi du khách thập phương tới đây tham gia dự lễ.
AG7A0458.jpg
AG7A0459.jpg
AG7A0463.jpg
Tại khu vực cầu và bến thả hoa đăng cũng đã được cắm hàng trăm lá cờ hội ở các lối đi.

Theo sử sách, Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (? - 1377) tên thật là Nguyễn Cơ, tự Bích Châu, quê ở xã Bảo Lộc (Hải Hậu, Nam Định). Bà là con gái của vị đại thần họ Nguyễn rất mực thanh liêm và bà Phạm phu nhân. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, bà Bích Châu được cha mẹ dạy dỗ chu đáo về văn chương, đạo lý và võ thuật, cung kiếm. Khi lớn lên xinh đẹp, thông minh, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển vào cung, sau này phong làm quý phi và rất được nhà vua sủng ái.

Là người thông tuệ, lại luôn lo lắng cho sự an nguy xã tắc, trong bối cảnh đất nước còn nhiều rối ren, chính sự chưa yên, lòng dân bất ổn, bà Bích Châu đã dâng vua Trần Duệ Tông (1336 – 1377) bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều trị nước an dân, đến nay vẫn còn giá trị.

Năm 1377, biên giới phía Nam Đại Việt bị giặc quấy rối, vua Trần Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, bà xin đi theo để hộ giá. Trên đường chinh phạt, do bị trúng kế của quân địch, các viên tướng của nhà vua lần lượt tử trận, khi đó bà Bích Châu đã thân chinh đứng ra chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua. Không may bà bị trúng mũi tên tẩm độc, vết thương quá nặng, bà trút hơi thở vào giờ Tý, ngày 11/2/1377 (Đinh Tỵ).

Linh cữu Quý phi Bích Châu được đưa về Thăng Long theo đường biển. Tuy nhiên, đến cửa biển xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) ngày nay thì gặp mưa to gió lớn, không thể đi tiếp được, vua Trần Phế Đế (người kế vị vua Trần Duệ Tông vừa mất) liền xuống chiếu cho quan quân an táng linh cữu của bà tại đây và lập miếu để Nhân dân thờ phụng, hương khói.

Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, đến cửa biển Kỳ Ninh phát hiện ngôi miếu, biết được câu chuyện đánh giặc của bà Bích Châu, đã đề tặng bốn chữ “Nữ trung hào kiệt” dán lên bài vị và làm lễ cầu mong hương linh quý phi trợ sức. Sau khi thắng trận trở về, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu lập đền, cấp ruộng tế và người trông coi, sắc phong cho bà là Chế Thắng. Kể từ đó, đền được gọi là Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố Châu mùa xuân về

Phố Châu mùa xuân về

Thị trấn Phố Châu (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đang rộn ràng không khí tết Ất Tỵ 2025. Khắp các nẻo đường như được nhuộm "sắc xuân" khiến cho phố núi sáng bừng sức sống mới.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Tết Việt nơi xa xứ

Tết Việt nơi xa xứ

Khi hương sắc của mùa xuân đã ngập tràn khắp chốn, những người con Hà Tĩnh đang sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài cũng rạo rực, háo hức, vui đón Tết ở xứ người.
Ấm áp những chuyến xe đoàn viên

Ấm áp những chuyến xe đoàn viên

Những ngày cuối năm, hàng nghìn người lao động, sinh viên Hà Tĩnh đã được trở về đón tết bên gia đình trên những chuyến xe miễn phí do các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Tết này con sẽ về!

Tết này con sẽ về!

Một cái Tết nữa lại về! Lòng người xa xứ lại rộn lên những cảm xúc xao xuyến, nhớ nhung những cái Tết xưa cũ bên gia đình, người thân…
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Thành Sen lung linh đón Tết

Thành Sen lung linh đón Tết

Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025