Đi chợ trâu bò độc nhất Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Theo những cao niên ở xã Vĩnh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), chợ Nhe được hình thành vào cuối thời vua Bảo Đại. Với địa thế giao thương thuận tiện, người dân trong vùng thường đem hàng hóa, chủ yếu là nông sản, nông cụ tự sản xuất và chế tác đến chợ Nhe để trao đổi, buôn bán.

Đi chợ trâu bò độc nhất Hà Tĩnh

Chợ trâu, bò - nét độc đáo của phiên chợ Nhe

Chợ Nhe vào những ngày họp phiên luôn nhộn nhịp, tấp nập và những sản vật được bán ở chợ luôn có những nét đặc trưng. Chợ cũng là nơi lưu giữ những phong tục tập quán cổ xưa của người dân Can Lộc. Chợ có 2 khu vực: Bán các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và chợ trâu, bò; đây chính là nét độc đáo của phiên chợ Nhe.

Từ phiên chợ này, trâu, bò được mua đi bán lại cho các vùng trong và ngoài huyện. Về sau, các địa phương lân cận trong huyện Can Lộc và các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân đã mang sản phẩm của địa phương mình như hàng tre đan, con giống đến giao thương.

Từ lâu, chợ Nhe là nơi hội tụ phường buôn bán trâu, bò tứ phương. Bà con nông dân không chỉ trong vùng mà cả các huyện lân cận khi cần thay trâu tậu nghé để cày đều tìm đến chợ Nhe. Chợ chỉ họp trong buổi sáng nhưng lượng trâu, bò tại mỗi phiên từ 100 - 300 con. Chính vì thế, chợ thu hút rất đông thương lái ở các huyện và địa phương khác đến mua trâu, bò về để làm giống, lấy sức kéo hay để làm thịt.

Đi chợ trâu bò độc nhất Hà Tĩnh

Mỗi phiên chợ, có từ 100-300 con trâu, bò được người dân đưa đến chợ để bán

Ông Nguyễn Văn Toàn - người dân xã Vĩnh Lộc cho biết: “Chợ Nhe họp vào các ngày có các con số 2, 5, 7, 9 hàng tháng theo âm lịch (tức mồng 2, 12, 22; 5, 15, 25; 7, 17, 27; 9, 19, 29) nhưng thường những ngày có con số 9, người dân đến đây đông nhất vì có nhiều mặt hàng nhất. Đi chợ theo phiên đã thành nếp sinh hoạt, ăn sâu trong tiềm thức của bà con vùng này. Vào những phiên họp, từ tờ mờ sáng, trên khắp các ngả đường, từng đoàn người chở trâu, bò, hàng hóa đổ về chợ, tiếng cười nói rộn rã”.

Đến chợ Nhe, người ta không chỉ mua trâu, bò mà còn để học hỏi kinh nghiệm mua bán, chọn giống, trao đổi cách chăn nuôi, vỗ béo trâu, bò, tham khảo giá cả thị trường. Người mua, người bán xem từng con, trao đổi, thỏa thuận giá cả. Những con khác chưa bán được, chủ vui vẻ dắt về vỗ béo đến phiên chợ sau lại đem ra. Những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, những cái bắt tay, tiếng kêu rống của trâu, bò, tiếng mặc cả, cãi vã giữa dòng người bước vội... trong phiên chợ trái ngược hẳn với sự yên bình vốn có của làng quê.

Đi chợ trâu bò độc nhất Hà Tĩnh

Ngoài trâu, bò chợ Nhe còn là nơi mua, bán nông cụ và các mặt hàng tiêu dùng khác

Những người đến chợ Nhe để mua trâu, bò thường truyền nhau kinh nghiệm dân gian, rằng: “Đầu tang, xoáy tóc, hàm sà/ Trong ba thứ ấy cửa nhà ra đi” để tránh và “Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn” để chọn mua.

Anh Trần Tuấn Tú - một thương lái (huyện Đức Thọ) cho biết: “Trâu, bò chợ Nhe khác với các nơi khác. Ở đây, việc mua bán khá thuận lợi, chợ vẫn mang đậm nét thuần nông của làng quê, người dân chất phác, hiền lành nên những thương lái như chúng tôi vẫn hay tìm về. Tại chợ, tôi cũng đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm dân gian khi lựa chọn mua trâu, bò theo từng mục đích sử dụng khác nhau”.

Càng áp Tết Nguyên đán, những phiên chợ Nhe càng nhộn nhịp bởi thương lái tìm về mua trâu, bò thịt rất đông. Tiếng người đổi trao, cách thức trả giá, trả tiền tại chợ đều cho chúng ta thấy nét chân chất, mộc mạc, dung dị truyền thống của đất quê, người quê.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.