Di tích lịch sử ở Can Lộc biến thành nơi tập kết phế liệu

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, điểm d i tích lịch sử Nền Huyện Đường, tại tổ dân phố phố 7, thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) bị người dân sống xung quanh chiếm dụng, biến thành bãi tập kết phế liệ u.

Di tích lịch sử ở Can Lộc biến thành nơi tập kết phế liệu

Phế liệu nằm ngổn ngang ngay trước bia đá Nền Huyện Đường

Trên bia đá di tích lích sử Nền Huyện Đường có ghi: “Ngày 7/9/1930 tại đây hơn 1.000 nông dân từ 5 tổng trong huyện (Phù Lưu, Nội Ngoại, Đoài, Ngà Khê và Lai Thạch) mang cờ đỏ búa liềm, hô vang khẩu hiệu đấu tranh, rầm rộ kéo về Huyện Đường đòi thả tù chính trị, làm tê liệt bộ máy cai trị tàn bạo của thực dân phong kiến. Thắng lợi của cuộc biểu tình này đã gây tiếng vang lớn, thôi thúc nông dân các địa phương trong vùng đứng lên đấu tranh giành chính quyền trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930 - 1931”.

Thế nhưng, hơn 3 tháng nay, di tích trang trọng này bị chiếm dụng làm nơi tập kết phế liệu.

Bà Trần Thị Hoa, người dân sống gần điểm di tích cho hay: “Vì khu di tích không có tường rào, người bảo vệ nên nhiều người dân đã tập kết phế liệu tại đây. Điều đáng nói, tình trạng này xảy ra đã lâu nhưng không một cơ quan chức năng nào chấn chỉnh”.

Di tích lịch sử ở Can Lộc biến thành nơi tập kết phế liệu

Từ vỏ bia, cửa hỏng, tủ đựng đồ... đều được tập kết tại đây.

Di tích lịch sử ở Can Lộc biến thành nơi tập kết phế liệu

Thậm chí người dân dựng cả biển quảng cáo ngay trước điểm di tích lịch sử để mời chào khách.

Ông Trần Đình Hùng - Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin huyện Can Lộc cho biết: "Phòng sẽ phối hợp với thị trấn Nghèn giải quyết dứt điểm tình trạng trên, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm. Đồng thời chỉ đạo tổ trưởng dân phố giám sát chặt chẽ, tăng cường gìn giữ và bảo vệ điểm di tích lịch sử Nền Huyện Đường”.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.