Tổng thống Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 2 trên cả nước

Tổng thống Sri Lanka đã áp dụng những đạo luật cứng rắn để đảm bảo trật tự công cộng sau khi các nghiệp đoàn tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc.

Tổng thống Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 2 trên cả nước

Cảnh vắng lặng tại một khu trung tâm thương mại ở Colombo trong ngày tổng đình công. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ngày 6/5 đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai trong vòng 5 tuần qua, trao nhiều quyền hạn cho các lực lượng an ninh để đối phó với làn sóng biểu tình chống chính phủ đang dâng cao khiến đất nước rơi vào tình trạng đình trệ.

Một người phát ngôn của Tổng thống Sri Lanka cho biết ông Rajapaksa đã áp dụng những đạo luật cứng rắn để đảm bảo trật tự công cộng sau khi các nghiệp đoàn tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc trong cùng ngày để đòi nhà lãnh đạo này từ chức do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ. Hoạt động biểu tình đã khiến các cửa hàng, trường học phải đóng cửa và hệ thống giao thông công cộng bị tê liệt.

Người phát ngôn trên nêu rõ: “Tổng thống đã sử dụng quyền hành pháp của mình để áp dụng những quy định khẩn cấp nhằm đảm bảo duy trì các dịch vụ thiết yếu và trật tự công cộng."

Lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực từ nửa đêm 6/5 (theo giờ địa phương).

Trước đó cùng ngày, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán các sinh viên tìm cách xông vào tòa nhà quốc hội đòi Tổng thống Rajapaksa phải từ chức.

Lệnh tình trạng khẩn cấp trao cho lực lượng an ninh Sri Lanka những quyền hạn sâu rộng để bắt và giam giữ các nghi phạm trong thời gian dài mà không cần sự giám sát của cơ quan tư pháp, đồng thời cho phép triển khai quân đội bên cạnh cảnh sát để duy trì luật pháp và trật tự.

Tổng thống Rajapaksa đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần đầu tiên hôm 1/4, một ngày sau khi hàng nghìn người biểu tình tìm cách xông vào tư dinh của ông ở thủ đô Colombo. Lệnh này hết hiệu lực vào ngày 14/4.

Sri Lanka đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bộ Tài chính Sri Lanka tuần trước thông báo do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá dầu tăng cao cùng với chính sách thuế do chính phủ của Tổng thống Rajapaksa thúc đẩy, Sri Lanka hiện chỉ còn chưa đầy 50 triệu USD dự trữ ngoại tệ có thể sử dụng.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.