(Baohatinh.vn) - Tại buổi thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vào chiều 18/6, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đã có những ý kiến phát biểu tâm huyết, sâu sắc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và áp dụng dự án luật.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn phát biểu tham gia góp ý dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Ảnh: Vũ Lâm Hiển.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh) đánh giá sự chuẩn bị công phu và nhiều cách tiếp cận mới trong dự thảo luật. Thực tế Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực đã có những nhìn nhận, đánh giá về môi trường làng nghề.
Tuy nhiên, theo đại biểu phạm vi điều chỉnh luật cần bao quát đầy đủ hơn về bảo vệ môi trường trong cách tiếp cận mới - việc bảo vệ không chỉ là môi trường sống, môi trường sản xuất mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, môi trường xã hội. Bảo vệ môi trường phải đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển.
Về nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm: Mọi đối tượng hưởng lợi từ môi trường có nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Do đó, những đối tượng tác động đến môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí khi phục hồi, bảo vệ môi trường.
Thứ hai, đối với các nội dung quản lý nhà nước (Điều 8, Điều 11, Điều 13, Điều 14) cần tập trung nhóm các quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, dễ dàng áp dụng đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền phù hợp với quy mô, công suất, năng lực để các địa phương chủ động và có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba, về công tác thanh tra, kiểm tra (Điều 174), đại biểu đề nghị phải thực hiện tốt cơ chế “tiền kiểm” tăng cường “hậu kiểm” chặt chẽ. Đối với “trường hợp cần thiết” được “kiểm tra đột xuất không cần báo trước” cần phải có quy định, hướng dẫn những trường hợp cần thiết, quy trình thủ tục, thành phần thanh, kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc sửa Luật Bảo vệ môi trường cần quy định rõ hơn những hành vi vi phạm môi trường nâng mức xử lý hình sự và hành chính để răn đe và có đầy đủ cơ sở pháp lý trong đền bù thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của tổ chức cá nhân vi phạm.
Cuối cùng, đại biểu nhấn mạnh cần quy định rõ trách nhiệm trong cơ quan, tổ chức thực hiện, đặc biệt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường để mọi người dân, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp thực sự quan tâm đến môi trường ngay trong suy nghĩ đến hành động qua đó trở thành nếp sống, văn hóa ứng xử hằng ngày, chăm lo bảo vệ môi trường, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Đoàn viên thanh niên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo huyện về chính sách vay vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, đào tạo, giải quyết việc làm.
Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.
Các kiến nghị của công dân TP Hà Tĩnh chưa được xử lý dứt điểm chủ yếu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường dự án, giải phóng mặt bằng...
Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Từ ngày 20/11 đến trưa ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV sẽ bước vào đợt 2 để cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật, biểu quyết thông qua 18 luật và 9 nghị quyết.
Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã hoàn thành công tác khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an cho thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
Lãnh đạo các địa phương, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện ở Hà Tĩnh đã được quán triệt các văn bản chỉ đạo về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và các văn bản mới của Trung ương.
Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh phát huy vai trò trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; đưa hoạt động đi vào chiều sâu, thực chất...
Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Trong suốt 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Công khai, minh bạch, rõ ràng, chính xác, tuân thủ quy trình, thực hiện tốt “3 gặp” và “4 biết”… là yếu tố quan trọng để các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác tuyển quân.
Thủ tướng lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do ông làm trưởng ban.
Những năm qua, công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đạt được những kết quả tích cực.
Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cơ bản đã đồng hóa, sống xen ghép với người Kinh tại 8 thôn, bản thuộc 3 huyện miền núi là Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.
Hội nghị giao ban thường niên giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và huyện Khăm Cợt (Bolykhămxay) là dịp để các bên chia sẻ những khó khăn, từ đó phối hợp làm tốt nhiệm vụ được giao.