Doanh nghiệp Khu kinh tế Vũng Áng nỗ lực duy trì chuỗi sản xuất

(Baohatinh.vn) - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo chuỗi sản xuất, ổn định việc làm và đời sống người lao động đang được các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) thực hiện khoa học, đồng bộ.

Video: Lãnh đạo tỉnh nói về công tác chỉ đạo, đồng hành cùng doanh nghiệp phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất

Với đặc thù của một đơn vị sử dụng nhiều lao động, làm việc liên tục trên dây chuyền sản xuất khép kín, công tác đảm bảo an toàn, phòng dịch được Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đặt lên hàng đầu.

Ông Lý Mộc Văn - Giám đốc Trung tâm An toàn, vệ sinh môi trường FHS cho biết, thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, công ty đã thành lập trung tâm chỉ huy phòng chống dịch, lên kế hoạch ứng phó với các tình huống ở những cấp độ khác nhau. Trước diễn biến mới về tình hình dịch bệnh, FHS đã triển khai phương án “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) cho tối đa 10.500 lao động công ty và nhà thầu phụ.

Doanh nghiệp Khu kinh tế Vũng Áng nỗ lực duy trì chuỗi sản xuất

Thời gian qua FHS vẫn đảm bảo việc làm ổn định cho gần 7.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 8-10 triệu đồng/người/tháng

Nhờ chủ động tuân thủ, thực hiện hiệu quả các quy định phòng dịch, hoạt động sản xuất thép của FHS tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. 8 tháng đầu năm 2021, FHS sản xuất hơn 3,5 triệu tấn thép các loại (tăng 24,89% so với cùng kỳ năm 2020), đạt doanh thu gần 3 tỷ USD. Với những đóng góp quan trọng này, FHS đã và đang góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp.

“Trong bối cảnh dịch bệnh nhưng thời gian qua FHS vẫn đảm bảo việc làm ổn định cho gần 7.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 8-10 triệu đồng/người/tháng” - ông Hồ Sỹ Quốc, Chủ tịch Công đoàn FHS xác nhận.

8 tháng đầu năm 2021 là quãng thời gian tiếp nối chuỗi khó khăn của cả năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 đối với các công ty xuất khẩu gỗ dăm như: Công ty TNHH Sản xuất nguyên liệu giấy Việt – Nhật, Công ty Trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha. Đây là 2 công ty xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất trong KKT Vũng Áng.

Doanh nghiệp Khu kinh tế Vũng Áng nỗ lực duy trì chuỗi sản xuất

Năm 2021, Công ty Trồng rừng và Sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha đặt mục tiêu xuất khẩu 100.000 tấn dăm gỗ, doanh thu đạt 12,2 triệu USD.

Năm 2021, Công ty Trồng rừng và Sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha đặt mục tiêu xuất khẩu 100.000 tấn dăm gỗ, doanh thu đạt 12,2 triệu USD. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động xuất, nhập nguyên liệu thô cũng như xuất sản phẩm sơ chế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động và không làm “đứt gãy” chuỗi sản xuất.

“Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, để hoàn thành mục tiêu sản lượng, doanh thu đề ra từ đầu năm, toàn thể cán bộ, nhân viên công ty phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 lần. Song song với tuyên truyền, kiểm tra, giám sát cán bộ, công nhân viên, người lao động tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K về phòng chống dịch bệnh, công đoàn công ty cũng đã, đang tổ chức các đợt thi đua theo từng quý với khối lượng, nhiệm vụ công việc cụ thể. Nhờ đó, hơn 80 lao động đang được đảm bảo việc làm, thu nhập bình quân 7-8 triệu đồng/người/tháng” - Chủ tịch Công đoàn Công ty Trồng rừng và Sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha Nguyễn Thị Thanh Tĩnh cho hay.

Tại các công ty, doanh nghiệp có số lượng lao động lớn như: Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn KKT Vũng Áng cũng đang tập trung cao nhất thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa tổ chức sản xuất hiệu quả.

“8 tháng đầu năm, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt đã bốc dỡ 2,6 triệu tấn hàng hoá (đạt 72% kế hoạch năm). Công ty đảm bảo duy trì việc làm cho 260 lao động với mức thu nhập ổn định trên 10 triệu đồng/tháng. Thời gian tới xác định vẫn còn khó khăn nhưng công ty quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra, cả năm là bốc dỡ 3,6 triệu tấn hàng” - ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt cho hay.

Doanh nghiệp Khu kinh tế Vũng Áng nỗ lực duy trì chuỗi sản xuất

Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt bố trí làm việc xuyên đêm để bốc xếp hàng hoá, đảm bảo tiến độ xuất hàng

Ông Nguyễn Đức Thạch – Chủ tịch Công đoàn các KKT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện trong KKT Vũng Áng có 67 tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn KKT, quản lý với hơn 10.000 đoàn viên lao động.

Theo ông Thạch, dịch bệnh COVID-19 ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp như: Nguyên liệu đầu vào, đầu ra, việc cung ứng lao động… có thời điểm bị gián đoạn. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và sự quan tâm động viên kịp thời của công đoàn, cấp uỷ, chính quyền các cấp nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng vẫn duy trì ổn định. Các doanh nghiệp đảm bảo duy trì việc làm ổn định cho người lao động.

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn KKT Vũng Áng có 146 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 89 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 48.720 tỷ đồng và 57 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 13,589 tỷ USD. Hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh tại Vũng Áng đã mang lại gần 60 % tổng thu ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh, trong đó thu xuất nhập khẩu chiếm 97% của cả tỉnh. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ, duy trì chuỗi sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Doanh nghiệp Khu kinh tế Vũng Áng nỗ lực duy trì chuỗi sản xuất

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng lãnh đạo các sở ngành kiểm tra, động viên các doanh nghiệp trong KKT thực hiện phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sản xuất kinh doanh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, xác định được tầm quan trong của việc duy trì sản xuất tại KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực sản xuất của từng đơn vị.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm phát triển sản xuất; đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.