Độc đáo nghề gánh nước biển thuê...

(Baohatinh.vn) - Mùa du lịch biển năm nay, khi các nhà hàng ven biển Xuân Hải (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) tấp nập du khách trở lại cũng là lúc những người phụ nữ sống lân cận lục đục quang gánh với nghề múc nước biển thuê.

doc dao nghe ganh nuoc bien thue
doc dao nghe ganh nuoc bien thue

Không kể giờ giấc, cứ có nhà hàng gọi, các chị lại quẩy gánh ra biển...

Gọi là nghề cho sang nhưng công việc cũng bấp bênh theo thời vụ. 11h trưa, dưới cái nắng chang chang như đổ lửa của vùng biển Xuân Hải (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), từng tốp vài ba chị em phụ nữ lại cặm cụi gánh nước vào các nhà hàng để các chủ cơ sở thay nước trong các bể chứa hải sản.

doc dao nghe ganh nuoc bien thue

Mỗi chuyến gánh thường theo tốp từ 2 đến 3 người

Đoạn đường từ bãi biển vào đến nhà hàng chỉ vài ba trăm mét nhưng dưới cái nắng như đổ lửa cũng khiến các chị mồ hôi nhễ nhại. Dẫu vậy, chẳng kể sớm hay chiều mỗi khi nghe người gọi, các chị lại hối hả đi làm.

"Nếu như buổi sáng, khi triều rút, các chị lại phải lội thêm một đoạn thì đến tầm trưa, lúc triều lên, việc múc nước lại vất vả hơn do thường gặp sóng lớn xô đập rất dễ bị cuốn cả thùng lẫn người", chị Nguyễn Thị Hạnh – một người gánh nước biển nhiều năm ở đây chia sẻ.

doc dao nghe ganh nuoc bien thue

Khi triều lên, đoạn đường múc nước ngắn hơn nhưng khá vất vả vì sóng biển

Chưa dứt câu, chị Hạnh đã bị sóng biển đánh ngã nhùi cả người lẫn thùng. Một chị đi cùng nhanh tay dùng quang gánh móc được cái xô lại không bị sóng đánh ra xa. Còn chị Hạnh lồm cồm bò dậy, toàn thân ướt nhẹp, nói: “Đúng là kiếm tiền thiên hạ mô có dễ”.

Trước đây, mỗi gánh nước biển được trả từ 4 – 5 ngàn đồng mà có khi cả ngày chỉ được một vài gánh; nhưng mấy năm lại đây, khi bãi biển Xuân Hải ngày một nhộn nhịp, nhà hàng hải sản mọc lên như nấm thì chị em cũng “kín lịch" hơn. Dịp này, có chị mỗi ngày có thể gánh được vài chục lượt với công lao động từ 18.000 đồng – 20.000 đồng/gánh đã có thể thu gần nửa triệu bạc. Dĩ nhiên, không phải ngày nào các chị cũng may mắn như thế.

doc dao nghe ganh nuoc bien thue

Mỗi bể chứa hải sản cần khoảng 5 gánh (10 thùng) là đầy

“Chúng tôi chủ yếu gánh nước biển từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, sang tháng 8 trở đi khi khách vãn dần, nhiều hàng quán cũng giảm công suất thì tuần chỉ được dăm ba gánh lèo tèo. Chán nhất là đợt năm ngoái, đang chuẩn bị đi làm dịp lễ lại trúng sự cố môi trường biển, cả năm xem như mất nghề. Bù lại, dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa rồi thì luôn chân luôn tay”, chị Phạm Thị Thiềm cho hay.

doc dao nghe ganh nuoc bien thue

Với những dụng cụ thô sơ, mỗi ngày trong dịp lễ vừa qua các chị có thể kiếm được vai ba trăm ngàn

Dù công việc không đều, những gánh nước biển thuê thời vụ này, cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho các chị phụ thêm cho gia đình. Đếm lại số tiền vừa được trả, chị Thiềm nhẩm tính: “Tranh thủ mấy tháng du lịch, quanh quẩn đây cũng kiếm khoảng được 150 ngàn đồng/ngày. Dù tối về đau mỏi khắp mình nhưng cứ việc một năm được có mấy tháng nên lại cố...”.

Chưa kịp lau mồ hôi, một chủ nhà hàng đã vẫy tay gọi các chị thêm nước đổ vào bể. Đội vội chiếc nón cời, các chị lại tất tả quẩy quang gánh quay lại bờ biển. Dù mệt nhưng trên những đôi mắt đều hiện rõ niềm vui...

Đọc thêm

Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Theo quy định, buôn bán thuốc chữa bệnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh thuốc tây ở Hà Tĩnh lại không giấy phép, không bán thuốc theo đơn...
Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.