Dồn sức tiêu úng để "giải cứu" hàng nghìn ha lúa, hoa màu hè thu

(Baohatinh.vn) - Suốt hơn một ngày mưa lớn, kèm theo gió bão giật trên cấp 10, hàng nghìn ha cây trồng của nông dân Hà Tĩnh “chịu trận” đáng kể…

Vùng Đồng Cận, Phù Lưu (Lộc Hà) khi cơn bão số 2 vừa đi qua được mấy tiếng đồng hồ, cả cánh đồng phủ lấp bởi màu nước trắng xóa. Nếu không biết, chắc chẳng ai nghĩ rằng chỉ cách đây mấy ngày ở đây là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.

don suc tieu ung de giai cuu hang nghin ha lua hoa mau he thu

Nước ngập băng đồng ở Lộc Hà

Ông Phan Văn Châu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Lúa hè thu bắt đầu làm đòng, có một số diện tích đã vào giai đoạn ngậm đòng. Toàn bộ diện tích bị ngập là 70 ha. Ngoài ra, một số vùng khác cũng bị ngập cục bộ. Cũng may, sáng nay trời không còn mưa, nước từ ruộng rút dần theo kênh trục sông Nghèn nên giải quyết được một phần diện tích. Thế nhưng, một số diện tích vẫn không thể “chạy” kịp trời, nước ngập sâu, cộng với gió bão quần liên tục khiến cho hơn 30 ha diện tích vừng, đậu hè thu của xã chuẩn bị đến kỳ thu hoạch đã bị mất trắng.

don suc tieu ung de giai cuu hang nghin ha lua hoa mau he thu

Nhiều diện tích cây màu vẫn còn ngập sâu

Có mặt tại cánh đồng lạc xã Thạch Châu vẫn “lổm nhổm” nhiều đoạn bị chia cắt bởi nước úng lụt. Những ruộng “nhô” lên được khỏi mặt nước, nếu không vị vùi nát bởi bùn đất thì cũng đổ xiêu vẹo. Chị Trần Thị Ân, thôn Bằng Châu cho biết: “Vừng đã đến kỳ thu hoạch rồi, bây giờ không còn gì. Lúa thì ngập úng, còn được mấy sào lạc mới ra hoa cũng vùi trong bùn đất rồi. Bây giờ chỉ chờ trời hửng nắng lên chắc phải gieo trỉa vừng để thay thế chứ lạc thì hết thời vụ rồi”.

Thống kê từ huyện Lộc Hà, có ít nhất hơn 1.100 ha lúa hè thu bị ngập úng, chiếm khoảng trên 63% diện tích lúa hè thu và có 482 ha hoa màu bị hư hại hoàn toàn. Mặc dù huyện đã tích cực trong công tác tiêu thoát ngập úng nhưng nhiều diện tích hiện nay vẫn nằm trong vùng…bất khả kháng.

Ông Phan Văn Nhàn - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Chủ yếu là ngập cục bộ, huyện đang chỉ đạo các địa phương tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu úng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, có khoảng 500 ha bị ngập sâu, trong số đó có nhiều diện tích lúa đã ngậm đòng, khả năng thiệt hại là rất cao. Huyện đã có phương án bổ cứu sản xuất, những cây trồng còn thời vụ sẽ tiếp tục cho gieo trỉa lại, còn diện tích lúa hè thu nếu không thể phục hồi thì sẽ chuyển đổi sang lúa mùa”.

don suc tieu ung de giai cuu hang nghin ha lua hoa mau he thu

Nhiều diện tích lúa ở xã Thạch Đài bị ngập nặng

Tình trạng ngập úng cũng xảy ra phổ biến ở nhiều xã của Thạch Hà như: Thạch Thắng, Thạch Văn, Thạch Đài… Lúa ngập trắng đồng, hàng trăm ha hoa màu chịu cho trời “cướp trắng”. Điều đáng lo ngại, hiện nay nước mặt ở trên đất đã gần như bão hòa, nhiều mặt kênh nước đã xõa trắng nhưng không thể tiêu úng được kịp thời. Điển hình như ở vùng sản xuất của xã Thạch Đài, đến cuối giờ trưa nay, hàng trăm ha vẫn ngập băng. Người dân địa phương cho hay, do tuyến đường QL 1B đã trở thành đê ngăn nước, tiêu thoát rất chậm, khả năng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng là rất cao.

don suc tieu ung de giai cuu hang nghin ha lua hoa mau he thu

Việc cấp bách hiện nay của các địa phương là tập trung tiêu úng để cứu diện tích bị ngập nước

Chứng kiến mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của chị Phan Thị Kim Chung ở xóm 4, xã Xuân Viên (Nghi Xuân) tang hoang sau bão mà thấy xót xa. Chị Chung buồn bã cho biết: “Bao nhiêu năm ấp ủ mạnh dạn vay vốn mới xây dựng được mô hình trồng dưa công nghệ cao. Vậy mà 2000 quả dưa đang phát triển tốt chuẩn bị đến ngày thu hoạch đã tan tành, tính ra mất hơn 500 trăm triệu đồng.”

don suc tieu ung de giai cuu hang nghin ha lua hoa mau he thu

Chị Chung thẫn thờ bên vườn dưa lưới bị hư hỏng nặng

Trang trại tổng hợp do anh Trần Văn Tình ở xóm 7, xã Xuân Phổ quản lý cũng thiệt hại đáng kể. Với diện tích 1,2 ha, anh trồng đủ các loại rau màu hàng ngày cung ứng cho nhu cầu thị trường trên địa bàn huyện. Nhưng sau cơn bão số 2 nhiều loại rau màu bị ngập úng, dập nát…

don suc tieu ung de giai cuu hang nghin ha lua hoa mau he thu

Vườn rau màu của anh Tình bị dập nát

Dọc theo tuyến đường liên xã về các xã Xuân Trường, Xuân Phổ, Xuân Đan… hàng trăm diện tích cây vừng, cây đậu xanh vừa mới ra hoa đã bị ngập trong nước. Chị Phan Thị Hường ở xóm 7 xã Xuân Phổ cho biết: “Trồng hơn 2 sào vừng và đậu xanh hy vọng còn hơn 1 tháng nữa cho thu hoạch nhưng giờ thì coi như “mất trắng”. Giờ muốn trồng lại cũng không được vì đã qua lịch thời vụ”.

don suc tieu ung de giai cuu hang nghin ha lua hoa mau he thu

Hàng trăm diện tích vừng ở Nghi Xuân bị ngập úng, mất trắng

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện Nghi Xuân có khoảng 600 ha diện tích trồng vừng và đậu xanh đang thời kỳ trổ hoa nhưng do ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 2 thì toàn bộ diện tích trên xem như “xóa sổ”.

Không bị tàn phá quá lớn về sản xuất nhưng ở huyện Cẩm Xuyên ghi nhận đến sáng nay cũng có 118 ha lúa hè thu bị ngập cục bộ; 30 ha vừng trong thời kỳ ra hoa và 2,5 ha đậu xanh; 3,2 ha rau; 4 ha cây được liệu bị ngập. Lúa vẫn còn hi vọng khôi phục, riêng về hoa màu thì hư hỏng hoàn toàn, không còn khả năng sinh trưởng.

Ông Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng Nông nghiệp Cẩm Xuyên cho biết: “Ngay trước khi bão đổ bộ, huyện đã nhận định sẽ có mưa lớn kèm theo, do vậy đã chỉ đạo mở tất cả các cống, khơi thông tất cả các trục tiêu để xử lý tiêu úng. Dù vậy, mưa với cường độ lớn, kéo dài trong gió bão nên vẫn có nhiều diện tích không thể khôi phục. Hiện nay, tiêu thoát úng vẫn là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, tiếp đó huyện sẽ chỉ đạo các địa phương chăm sóc cây trồng, đảm bảo cây sinh trưởng tốt sau thiên tai, đồng thời bổ cứu sản xuất kịp thời”.

Chưa có thống kê đầy đủ về diện tích lúa, hoa màu bị hư hại sau cơn bão số 2. Việc cấp bách hiện nay của các địa phương vẫn là tập trung tiêu úng một cách nhanh nhất, bảo vệ mùa màng cho người nông dân.

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.