Động đất tại Myanmar: Ấm lòng những nghĩa cử của đoàn cứu trợ Việt Nam

Đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.

doan-bo-cong-an-myanmar-0205.jpg
Lực lượng cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an tìm kiếm nạn nhân trong 1 tòa nhà ở thị trấn Zabuthari, thủ đô Nay Pyi Taw. (Ảnh: TTXVN phát)

Sau 5 ngày xảy ra trận động đất kinh hoàng, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn điện, nước và các nhu yếu phẩm cơ bản.

Trước tình hình đó, đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.

Sau khi trận động đất xảy ra, sân trường Taw Win Yadanar ở thị trấn Zabu Thiri đã được chuyển thành khu lán trại tạm cho khoảng 200 người dân tạm trú trong điều kiện thiếu thốn.

Trong sáng 2/4, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt Nam đã cử một nhóm đến dựng 2 lều bạt để hỗ trợ người dân chỗ che nắng, che sương.

Đại tá Nguyễn Minh Khương - Trưởng đoàn công tác, hy vọng những lều bạt này sẽ phần nào bù đắp mất mát, giúp người dân cảm nhận được sự chia sẻ và tình yêu thương sau thảm họa.

Song song với công tác cứu nạn, đội ngũ y tế của đoàn cũng đã tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc cho những người dân bị thương trong trận động đất. Những hoạt động này đã nhận được sự cảm ơn và tình cảm sâu sắc từ phía người dân nơi đây.

Bà Daw Maw Maw, một người dân Myanmar, chia sẻ: "Chúng tôi vừa trải qua thảm họa động đất, nhưng những ngày qua, chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ tận tình từ đoàn cứu hộ Bộ Công an Việt Nam. Họ đã mang đến cho chúng tôi thuốc men và thực phẩm".

Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, đoàn cứu trợ Bộ Công an Việt Nam vẫn luôn sẵn lòng chia sẻ những vật phẩm nhỏ bé như lương khô, nước sạch - đó là tình cảm chân thành mà đoàn dành tặng người dân Myanmar, giúp họ vượt qua nỗi đau và khó khăn sau thảm họa thiên tai./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).