Dự án điện dở dang, người nuôi trồng thuỷ sản Kỳ Ninh gặp khó

(Baohatinh.vn) - Sau gần 4 năm, dự án điện phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chưa thể đấu nối nguồn điện, khiến hàng chục hộ gặp khó trong sản xuất.

Dự án “Xây dựng đường điện phục vụ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản Tam Hà, xã Kỳ Ninh” do UBND xã Kỳ Ninh làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai từ năm 2020 với tổng kinh phí đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và huy động nguồn vốn hợp pháp khác. Dự án nhằm cung cấp hệ thống điện lưới cho các hộ nuôi trồng của HTX nuôi trồng thuỷ sản Tam Hà (thuộc khu vực Hói Lỗ, xã Kỳ Ninh).

Kỳ Ninh 2.jpeg
Các tủ điện, dây điện xuống cấp sau thời gian dài không sử dụng.

Quá trình triển khai, dự án đã xây lắp được 60 cột điện và kéo 2km đường dây điện công suất 100W. Tuy vậy, do không có trạm biến áp để đấu nối nên không có điện cung cấp cho các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay, các hạng mục đã đầu tư không phát huy tác dụng.

DJI_0304.jpegToàn cảnh khu vực nuôi trồng thuỷ sản ở Hói Lỗ.

Được biết, khu vực Hói Lỗ có tổng diện tích 33,5 ha, thuộc thôn Tam Hải 1 và thôn Hải Hà của xã Kỳ Ninh. Đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản… Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, do không chủ động được nguồn điện nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của bà con hết sức bấp bênh.

Ông Nguyễn Tiến Khương (thôn Hải Hà, Kỳ Ninh) - một trong những hộ nuôi trồng thủy sản tại đây cho hay: "Gia đình tôi có gần 2ha mặt hồ để nuôi tôm và cua nhưng do hệ thống điện lưới không có khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên gặp khó khăn. Khu vực này chỉ có 5 hộ gần khu dân cư nên kéo được nguồn điện sinh hoạt từ thôn Tam Hải 1 để sử dụng; còn lại các hộ khác phải sử dụng máy nổ công suất lớn để phục vụ việc nuôi trồng. Điều này khiến chi phí đầu tư đội lên cao trong khi hiệu quả sản xuất thấp".

“Khi nghe tin có dự án điện về khu nuôi trồng, chúng tôi rất vui mừng. Các hộ dân mua sắm guồng máy, quạt khí... để chuẩn bị phục vụ sản xuất. Thế nhưng, gần 4 năm qua dự án vẫn không được như kỳ vọng, điện vẫn chẳng thấy đâu. Máy móc không có điều kiện sử dụng nên hỏng hóc...”, ông Khương bức xúc.

kỳ ninh 3.jpeg
AG7A1248.jpeg
Người dân mua sắm guồng máy, quạt khí để chờ điện từ dự án phục vụ việc nuôi trồng nhưng đến nay vẫn không thể đưa vào sử dụng.

Ông Đặng Công Dũng - Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thuỷ sản Tam Hà cho biết: “Do điều kiện sản xuất gặp khó nên từ chỗ có 36 hộ dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản, nay chỉ còn 26 hộ nuôi trồng ở khu vực Hói Lỗ. 3 năm gần đây, các hộ dân liên tục mất mùa, phần vì thời tiết diễn biến thất thường, phần vì không có điện để chạy các quạt khí thường xuyên nên ảnh hưởng đến chất lượng nuôi”.

AG7A1240.jpeg
Nhiều hộ dân nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực Hói Lỗ sử dụng máy nổ để phát điện.

Theo tìm hiểu của PV, trong các hạng mục dự kiến được đầu tư của Dự án "Xây dựng đường điện phục vụ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản HTX nuôi trồng thuỷ sản Tam Hà, xã Kỳ Ninh" có hạng mục xây dựng một trạm biến áp 320kVA. Tuy nhiên, hạng mục này đã không được triển khai mà thay bằng chọn một trạm biến áp gần đó để đấu nối.

Trạm biến áp "gần đó" chính là trạm do BQL Khu di tích đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu quản lý, có công suất 250kVA (đầu năm 2024 được chuyển giao cho Trung tâm Dịch vụ hạ tầng thị xã Kỳ Anh quản lý). Tuy nhiên, trạm biến áp này hiện cũng đã hư hỏng không thể phục vụ đấu nối điện cho khu nuôi trồng thuỷ sản Hói Lỗ.

Ông Hoàng Trung Thông - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho hay: “Địa phương cũng đã làm đơn kiến nghị lên cấp có thẩm quyền để xin hỗ trợ xây dựng một trạm biến áp mới hoặc nâng cấp trạm biến áp cũ, tuy nhiên chưa nhận được phản hồi chính thức…”.

AG7A1237.jpeg
Hệ thống dây điện quanh khu vực nuôi bị sa võng, cọc điện gãy đổ gây mất an toàn cho người dân.

Thực tế cho thấy, việc chậm trễ đưa dự án vào sử dụng không chỉ gây nhiều khó khăn, bất lợi trong sản xuất, kinh doanh của các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực Hói Lỗ; mà còn khiến các hạng mục đã triển khai bị bỏ không lâu ngày, nay có dấu hiệu xuống cấp, nguy cơ lãng phí.

Các cấp, ngành liên quan cần sớm vào cuộc, có giải pháp tháo gỡ, xử lý tình trạng nêu trên nhằm phát huy hiệu quả dự án đã đầu tư, giúp các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực Hói Lỗ tiếp cận được nguồn điện lưới, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Video: Hiện trạng khu vực nuôi trồng thủy sản ở khu vực Hói Lỗ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.