Dư nợ hệ thống các ngân hàng thuộc khu vực 8 đạt trên 531 nghìn tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Đến hết quý I, tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thuộc NHNN khu vực 8 (Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình) đạt trên 531.350 tỷ đồng, tăng 13.157 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh khu vực 8 là khu vực có số tỉnh ít nhất (Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình), song quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh TCTD thuộc phạm vi quản lý đứng thứ 8 trong số 15 khu vực trong cả nước.

Mạng lưới quản lý của NHNN khu vực 8 có 253 TCTD, chi nhánh TCTD với đa dạng các loại hình TCTD (133 đơn vị ngân hàng, 115 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 5 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương) và 495 phòng giao dịch 1.

bqbht_br_095.jpg
Dư nợ các TTCTD trên địa bàn Hà Tĩnh chiếm 21% tổng dư nợ của NHNN khu vực 8.

NHNN khu vực 8 nằm trên địa bàn có tiềm năng và lợi thế về cơ sở hạ tầng, du lịch dịch vụ, kinh tế biển, tài nguyên khoáng sản và phát triển các dự án năng lượng. Thời gian qua, cả 3 tỉnh đều có các thành tích nổi trội trong thu hút FDI, với các dự án lớn về cảng biển, khu công nghiệp, điện gió, tăng trưởng kinh tế ở mức khá. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phối hợp các ngành có liên quan hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, tỉnh ủy - UBND các tỉnh, các đơn vị thuộc NHNN khu vực 8 đã xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để triển khai thực hiện; chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của ngành, tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế nợ xấu tăng, đảm bảo an toàn của TCTD.

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng dư nợ của các TCTD và chi nhánh TCTD trên địa bàn NHNN khu vực 8 đạt trên 531.350 tỷ đồng, tăng 13.157 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương mức tăng 2,5%. Trong đó, dư nợ trên địa bàn Nghệ An chiếm 61%, địa bàn Hà Tĩnh chiếm 21% và địa bàn Quảng Bình chiếm 18% dư nợ.

Dư nợ phân theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 65% tổng dư nợ; dư nợ trung và dài hạn chiếm khoảng 35% tổng dư nợ.

bqbht_br_0577.jpg
NHNN chi nhánh khu vực 8 tiếp tục chỉ đạo các TCTD trên địa bàn hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.

Thời gian tới, NHNN chi nhánh khu vực 8 tiếp tục chỉ đạo các TCTD, chi nhánh TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, các đề án, dự án trọng điểm về kinh tế - xã hội; khai thác các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của các địa bàn trong khu vực.

Đồng thời, theo dõi, giám sát chặt tình hình huy động vốn và diễn biến lãi suất trên địa bàn, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo định hướng chung của Chính phủ và NHNN Việt Nam; kiểm soát tốt tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của TCTD…

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.