Đừng để cháy rừng do xử lý thực bì

(Baohatinh.vn) - Vào mùa nắng nóng, trên địa bàn Hà Tĩnh từng xẩy ra nhiều vụ cháy rừng quy mô lớn mà nguyên nhân là do người dân xử lý thực bì bằng lửa không đúng quy trình...

dung de chay rung do xu ly thuc bi

Dù đã được tuyên truyền, nhắc nhở nhưng người dân Hương Lâm (Hương Khê) vẫn xử lý thực bì trong những ngày nắng nóng đầu hè năm nay.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 171.796 ha rừng sản xuất, trong đó có gần 71.000 ha rừng trồng, còn lại là rừng tự nhiên và đất chưa có rừng. Trong số diện tích rừng trồng có nhiều diện tích hiện đã đến kỳ khai thác, nằm rải rác khắp các địa bàn.

Theo tập quán sản xuất, sau khi keo đến kỳ khai thác, thân cây được cắt bán gỗ nguyên liệu, còn cành và lá thì phơi khô, chờ thời tiết nắng nóng sẽ đốt với những loại cây cỏ được phát dọn để chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Người dân cho rằng, thời điểm càng nắng nóng, gió càng to, thì xử lý thực bì bằng lửa sẽ nhanh hơn, sạch hơn.

Các cấp, ngành, nhất là lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng nhà nước đã tuyên truyền, nhắc nhở, thậm chí là xử lý hành chính nhưng vẫn không thể khắc phục được triệt để tình trạng này. Nhiều hộ sau khi khai thác xong vẫn lợi dụng địa bàn phức tạp, thời điểm đêm tối hoặc trưa nắng để lén lút đốt thực bì mà không xin phép các lực lượng chức năng để có phương án kiểm soát, ứng phó.

Điều đó rất nguy hiểm đối với những cánh rừng được trồng liền kề bởi nguy cơ cháy rừng có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, nhất là rừng trồng thông, vùng giáp ranh với rừng tự nhiên có nhiều lau lách, thảm thực vật dày...

Để chấn chỉnh tình trạng này, các cấp ủy, chính quyền, chủ rừng, lực lượng chức năng phải tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phòng chống cháy rừng.

Cùng với đó, có biện pháp cứng rắn để các chủ rừng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong bảo vệ và phát triển rừng, khuyến cáo người dân không nên xử lý thực bì bằng lửa khi thời tiết nắng nóng, gió to hay vào các thời điểm nhạy cảm.

Khi phải buộc phải xử lý để phục vụ sản xuất thì phải báo cáo chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để được hướng dẫn thực hiện đúng quy trình và có phương án ứng phó khi có tình huống xấu xẩy ra, hạn chế tối đa cháy rừng do thiếu hiểu biết và xử lý thực bì không đúng cách...

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.