Lao động Việt Nam sẽ tiếp tục chưa thể sang Nhật Bản làm việc do chính sách hạn chế nhập cảnh của Nhật Bản tiếp tục kéo dài.
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)
Do tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 chưa được cải thiện nên Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục kéo dài quy định hạn chế nhập cảnh đến hết tháng Năm. Như vậy, lao động Việt Nam sẽ không thể sang Nhật Bản làm việc cho đến hết tháng 5/2020.
Trước đó, ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tạm đình chỉ hiệu lực visa nhập cảnh Nhật Bản đối với công dân các nước Đông Nam Á và Trung Đông, quy định này ban đầu được áp dụng đến hết tháng 4 tuy nhiên đã tiếp tục kéo dài hết tháng Năm.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bám sát tình hình thực tế dịch bệnh tại Nhật Bản và quy định về hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài để phối hợp với đoàn thể tiếp nhận điều chỉnh thời gian xuất cảnh của lao động cho phù hợp.
Trong thời gian chưa thể nhập cảnh vào Nhật Bản, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nghề và ngoại ngữ cho thực tập sinh đã trúng tuyển đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản.
Đối với lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản cũng có các chính sách hỗ trợ cho lao động nước ngoài bị nghỉ việc tạm thời, mất việc với mức hỗ trợ 6.815-8.330 yên/ngày (tương đương 1,5-1,8 triệu đồng/ngày). Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định hỗ trợ đồng loạt 100.000 yên (hơn 21 triệu đồng) cho tất cả công dân đang sinh sống tại Nhật Bản, bao gồm cả người nước ngoài đã đăng ký cư trú hợp pháp tại thời điểm ngày 27/4, có tên trong “sổ đăng ký thường trú cơ bản”, có thẻ lưu trú với thời hạn lưu trú trên 3 tháng và đã đăng ký cư trú tại cơ quan hành chính địa phương sinh sống.
Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp chủ động phối hợp với cơ quan tiếp nhận Nhật Bản để hỗ trợ lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản nhận được các khoản trợ cấp, hỗ trợ.
Dịp cận tết, trên các tuyến phố ở TP Hà Tĩnh, những người làm nghề chở cây cảnh thuê vẫn đang miệt mài làm việc với hi vọng kiếm thêm thu nhập để gia đình có cái tết ấm cúng hơn.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến ngày 24/1/2025, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền lương, tiền công của người lao động.
Thực hiện kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán, các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Hơn 360 công chức, lao động cấp huyện, cấp xã và cán bộ thôn, TDP trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) được cập nhật kiến thức về chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.
Các hoạt động thăm hỏi, trao quà cuối năm mang hơi ấm đến các hoàn cảnh khó khăn, người lao động, lan tỏa yêu thương, tiếp sức vượt qua thử thách đón năm mới.
Ngoài việc tập trung đảm bảo chuỗi sản xuất, Công ty Formosa Hà Tĩnh luôn luôn nỗ lực chăm lo đời sống, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Cận Tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ dọn nhà sạch tăng cao, các địa chỉ dọn nhà sạch uy tín hiện đã “chốt đơn” gần như kín lịch nên nhiều người phải "xếp hàng" chờ đến lượt...
Tiền thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ở Hà Tĩnh cao nhất 185,5 triệu đồng/người thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cao hơn năm 2024.
Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Ngay sau lễ khởi động dự án, VinFast đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh tổ chức tuyển dụng nhằm cung ứng nguồn nhân lực cho nhà máy ô tô điện tại KKT Vũng Áng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh phối hợp với Nhà máy Sản xuất ô tô VinFast Hà Tĩnh tổ chức tuyển dụng 500 lao động vào các ngày 15-16/12/2024 tại TP Hà Tĩnh và TX Kỳ Anh.
Người lao động trong các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu trong “chặng nước rút” về đích năm nay.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn luôn được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) quan tâm với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt.
Để người lao động thi tiếng Hàn đạt kết quả cao, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tăng cường các giải pháp hỗ trợ người học.
Trong khi nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng biến động nhân sự, Xí nghiệp May 10 Hà Tĩnh đã triển khai nhiều chế độ đãi ngộ "đặc biệt" để giữ chân người lao động.
Những kiến thức pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội góp phần giúp các doanh nghiệp Hà Tĩnh áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.