(Nguồn: Ada Derana)
Facebook và các dịch vụ Messenger, WhatsApp, Instagram của mạng xã hội này cùng với YouTube, Viber và Snapchat đều đã bị chặn ở Sri Lanka.
Phía các trang mạng xã hội vẫn chưa có bất kỳ bình luận nào về vụ việc trên.
Các nhà bình luận cho rằng lệnh cấm truyền thông xã hội ở Sri Lanka sẽ không hiệu quả trong việc dập tắt bạo lực và thông tin sai lệch.
Vào tháng 3/2018, chính phủ Sri Lanka đã thực hiện một biện pháp tương tự trong tình trạng khẩn cấp kéo dài 10 ngày sau bạo lực leo thang giữa cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng Phật giáo.
Một phân tích về phương tiện truyền thông xã hội sau lệnh cấm năm 2018 của nhà nghiên cứu Yudhanjaya Wijeratne tại Sri Lanka cho thấy lệnh cấm chỉ khiến hoạt động trên Facebook giảm khoảng 50% so với ba ngày trước khi bùng phát bạo lực. Mọi người nhanh chóng tìm ra những cách xung quanh lệnh cấm khi các tìm kiếm cho VPN (mạng riêng ảo) đã tăng sau khi nó được công bố.
Các nghiên cứu khác báo hiệu rằng lệnh cấm có thể có những tác động thậm chí còn gây hại hơn bên cạnh việc chứng minh là không hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện bởi chuyên gia Jan Rydzak, phó giám đốc của Vườn ươm chính sách kỹ thuật số toàn cầu Stanford, đã phát hiện ra rằng sau khi đóng cửa phương tiện truyền thông xã hội ở Ấn Độ, xuất hiện nhiều bạo lực hơn./.