(Baohatinh.vn) - GS.TS. Nguyễn Huy Bằng (quê xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh) được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh từ năm 2017.
GS.TS. Nguyễn Huy Bằng
Hôm nay (1/8), Trường Đại học Vinh tổ chức lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường; Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Viết Lộc - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD&ĐT đã trao Quyết định số 1968/QĐ-BGDĐT công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho GS.TS Nguyễn Huy Bằng.
GS.TS. Nguyễn Huy Bằng (sinh ngày 26/01/1977, quê quán: xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Vật lý tại Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan năm 2008 (31 tuổi), được phong học hàm Phó Giáo sư năm 2015 (38 tuổi) và học hàm Giáo sư năm 2019 (42 tuổi).
Phát biểu nhận nhiệm vụ, GS.TS. Nguyễn Huy Bằng – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh bày tỏ sự mong muốn cùng tập thể nhà trường đưa Trường Đại học Vinh vươn tầm ra khu vực và quốc tế, nằm trong tốp 500 trường đại học hàng đầu châu Á.
Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Viết Lộc – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao Quyết định số 1626/QĐ-BGDĐT về việc công nhận Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Vinh nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Theo đó, Hội đồng trường Trường Đại học Vinh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 19 thành viên; TS. Nguyễn Ngọc Hiền - Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2015 – 2020 làm Chủ tịch Hội đồng trường.
PGS.TS. Nguyễn Huy Bằng sinh ngày 26/01/1977, tại xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm Vật lý tại Trường Đại học Vinh năm 2000; tốt nghiệp thạc sĩ Vật lý tại Trường Đại học Vinh năm 2002; tốt nghiệp tiến sĩ Vật lý tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan năm 2008; tốt nghiệp khóa Quản lý đào tạo Sau đại học tại Đại học Postdam, Cộng hòa Liên bang Đức năm 2012; tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2015.
2001 - 2002: Giảng viên khoa Giáo dục Đại cương, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh;
2003 - 2004: Giảng viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Vinh;
2004 - 2008: Nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan;
2008 - 2009: Giảng viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Vinh;
2009 - 2011: Trưởng Bộ môn Quang học - Quang phổ, Trường Đại học Vinh
2011-2013: Phó Trưởng khoa Vật lý, Trường Đại học Vinh
2013 - 3/2017: Trưởng khoa Vật lý & Công nghệ Trường Đại học Vinh;
2014 đến nay: Ủy viên Thường trực Hội Quang học - Quang phổ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Vật lý Việt Nam, Thư ký hội Vật lý Nghệ An;
5/2015 đến nay: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;
Tháng 4/2017 đến nay: Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ Trường Đại học Vinh.
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Đền Thánh Mẫu xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thờ Hoàng hậu Ngọc Trần - vợ của Tướng công Lê Lợi, sau này là Vua Lê Thái Tổ. Không những là điểm văn hóa tâm linh, đây còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Đây là dịp để con cháu dòng họ và người dân Hà Tĩnh bày tỏ sự tôn vinh, tri ân bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.