Hà Tĩnh chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng

(Baohatinh.vn) - "Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng" là chủ đề của tuần lễ tiêm chủng năm 2019 ở Hà Tĩnh nhằm thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin bảo vệ mọi lứa tuổi trong cộng đồng trước nguy cơ bệnh dịch.

Hà Tĩnh chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng

Người dân xã Xuân Hội tự giác đưa con đến trạm y tế xã để tiêm chủng

Chương trình tiêm chủng mở rộng được tổ chức tại Trạm Y tế xã Xuân Hội (Nghi Xuân) đã được nhân dân vùng biển cửa hướng ứng. Bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, từ sáng sớm các mẹ, các chị đã tay bồng, tay bế đưa con đến trạm đúng giờ.

Chị Nguyễn Thị Hương (thôn Hội Thủy, xã Xuân Hội) cho biết: “Cháu lớn của tôi năm nay 5 tuổi, từ khi sinh ra cho đến nay đều tiêm đầy đủ các mũi. Cháu thứ 2 được 3 tháng cũng đã tiêm mấy mũi rồi. Các cháu sau khi tiêm đều an toàn, khỏe mạnh nên tôi rất yên tâm và tin tưởng việc tiêm chủng đầy đủ sẽ bảo vệ sức khỏe cho con trước những căn bệnh thường gặp”.

Không khí tấp nập cũng hiện hữu tại Trạm Y tế xã Kỳ Hà trong ngày tiêm chủng mở rộng bởi sự đón nhận của đông đảo bà con nhân dân. Chị Hoàng Thị Luyến (thôn Nam Hà, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Tháng nào cũng thế, cứ trước 2 ngày tiêm chủng, cán bộ y tế thôn lại đến tận hộ gia đình đem giấy mời và vận động chúng tôi đưa trẻ đi tiêm phòng đúng hẹn. Hầu hết các bà mẹ có con nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng đều thực hiện nghiêm túc”.

Hà Tĩnh chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng

Việc quản lý phần mềm tiêm chủng được kết nối liên thông trên toàn quốc

Suy nghĩ của chị Hương, chị Luyến cũng là suy nghĩ chung của những bà mẹ có con nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh, khi nhiều năm qua, chương trình tiêm chủng mở rộng đã thực sự phát huy hiệu quả. Đó cũng là kết quả của quá trình cống hiến lặng thầm của đội ngũ y, bác sỹ trong công tác tuyên truyền, vận động.

Y sĩ Nguyễn Thanh Lam - Trưởng trạm Y tế xã Xuân Hội cho biết: “Để đảm bảo an toàn, trước khi tổ chức buổi tiêm chủng, chúng tôi khám sàng lọc cho trẻ và tư vấn cho phụ huynh đầy đủ. Trong và sau tiêm, trẻ được theo dõi, giám sát tại trạm ít nhất 30 phút. Đồng thời, phát sổ tiêm chủng ngay từ mũi tiêm đầu tiên của bé và khuyến cáo phụ huynh luôn kiểm tra sổ để đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đảm bảo không bỏ sót mũi tiêm”.

Được biết, từ năm 1985, Hà Tĩnh bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng trong muôn vàn khó khăn khi cơ sở vật chất thiếu thốn, nhận thức của người dân về phòng bệnh chưa cao. Ý thức được tầm quan trọng của tiêm chủng đối với việc phòng chống các dịch bệnh, ngành y tế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay, những nỗ lực của ngành y tế đã được đền đáp. Việc tiêm chủng đã được cộng đồng đón nhận, góp phần bảo vệ sức khỏe cho hàng ngàn trẻ em, phụ nữ trên địa bàn, nhất là các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Hà Tĩnh chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra công tác bảo quản vắc-xin tại huyện Nghi Xuân

Từ chỗ 60% số xã, đến nay, chương trình đã đến được với 100% thôn, xóm. Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, tạo dựng niềm tin trong nhân dân, thời gian qua, ngoài việc thiết lập hệ thống giám sát, báo cáo từ tỉnh đến huyện, xã, chúng tôi còn tăng cường công tác tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các điểm tiêm chủng cố định thực hiện đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế”.

Sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ của ngành y tế đã tháo gỡ được nỗi băn khoăn, lo lắng của người dân về chất lượng của các loại vắc-xin khi hệ thống tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc-xin từ tuyến tỉnh đến huyện được thực hiện theo đúng quy định; 100% cán bộ làm công tác tiêm chủng đều có chứng chỉ, kiến thức về thực hành an toàn tiêm chủng, giám sát và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.

Nỗ lực của ngành y tế và hiệu quả mà chương trình mang lại đã được chứng minh bằng những kết quả thuyết phục. Năm 2000, Hà Tĩnh thanh toán bệnh bại liệt; năm 2005, bệnh uốn ván sơ sinh được loại trừ. Nhiều năm liền, địa bàn Hà Tĩnh không xuất hiện bệnh bạch hầu, ho gà; bệnh sởi, viêm gan vi-rút B giảm một cách rõ rệt. Việc duy trì tỷ lệ tiêm các loại vắc-xin trong chương trình đạt trên 95% cũng đã góp phần phòng được 12 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?