Hà Tĩnh có 108 điểm tập kết, trung chuyển rác không đúng quy hoạch

(Baohatinh.vn) - Trong số các địa phương có bãi trung chuyển, tập kết rác không đúng quy hoạch ở Hà Tĩnh thì TX Kỳ Anh “đầu bảng” với 84 điểm.

Hà Tĩnh có 108 điểm tập kết, trung chuyển rác không đúng quy hoạch

Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở Hà Tĩnh tăng theo từng năm.

Trưởng phòng Môi trường Sở TN&MT Hà Tĩnh Phạm Hữu Tình cho hay, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh năm 2020 là 242.214 tấn (663,6 tấn/ngày); trong đó, lượng rác được thu gom, vận chuyển, xử lý là 174.580 tấn (478,3 tấn/ngày) đạt 72,1%.

Toàn tỉnh đã xây dựng 258/440 điểm tập kết, trung chuyển rác theo quy hoạch. Tuy nhiên, cũng có 108 điểm tự phát xây dựng không đúng quy hoạch, trong đó TX Kỳ Anh 84 điểm, Đức Thọ 15 điểm, Cẩm Xuyên 8 điểm và TP Hà Tĩnh 1 điểm.

Tại nhiều xã thuộc các huyện như Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Kỳ Anh và ngoại thành TP Hà Tĩnh, tình trạng rác tồn đọng tại điểm trung chuyển khá nhiều, tập kết ngổn ngang; xử lý rác tại chỗ bằng đốt thủ công/chôn lấp hoặc vừa đốt vừa chôn lấp.

Việc này đã và đang phát sinh, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị/nông thôn.

Hà Tĩnh có 108 điểm tập kết, trung chuyển rác không đúng quy hoạch

Các điểm tập kết, trung chuyển rác thải không đúng quy hoạch gây nguy cơ cao ô nhiễm môi trường.

Toàn tỉnh hiện có 222 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải, gồm 5 công ty môi trường, 1 trung tâm dịch vụ hạ tầng, 174 hợp tác xã môi trường và 42 tổ đội vệ sinh môi trường.

Tần suất thu gom trung bình 2 lần/tuần, trong đó một số địa phương tần suất thu gom khá dày khoảng 2 ngày 1 lần. Riêng tại các phường nội thành thành phố, thị xã được thu gom hằng ngày; tuy nhiên cũng có nhiều địa phương, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi tần suất thu gom thưa, chỉ khoảng 3-4 lần/tháng.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.