Hà Tĩnh cơ bản khống chế dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Với việc huyện Lộc Hà, Đức Thọ và xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên) đủ điều kiện công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), đến nay, Hà Tĩnh chỉ còn 2 xã Cẩm Vịnh, Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) chưa qua 30 ngày không phát sinh ca dịch mới.

Hà Tĩnh cơ bản khống chế dịch tả lợn châu Phi

Năm 2020, DTLCP tái phát tại Hà Tĩnh làm 80 con lợn ốm chết và buộc phải tiêu hủy

Năm 2020, DTLCP tái bùng phát tại Hà Tĩnh với 10 ổ dịch, làm 80 con lợn mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy tại các địa phương Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh, TP. Hà Tĩnh.

Trong đó, Cẩm Xuyên có 68 con mắc bệnh, hầu hết ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không áp dụng hoặc có áp dụng nhưng chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học.

Tính đến ngày 24/4, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn 2 xã là Cẩm Vịnh và Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) chưa qua 30 ngày không phát sinh DTLCP mới. 10 ngày nữa, đến ngày 3/5, nếu không phát sinh ca dịch mới, Hà Tĩnh sẽ hết DTLCP.

Hà Tĩnh cơ bản khống chế dịch tả lợn châu Phi

Ngành chăn nuôi khuyến khích người dân tái đàn sản xuất nhưng phải đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) cho biết, DTLCP tại Hà Tĩnh đến nay cơ bản được khống chế, kiểm soát. Tuy nhiên, phòng ngừa nguy cơ tái bùng phát dịch, đơn vị khuyến cáo địa phương thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng, chống các dịch bệnh trên động vật. Đồng thời, yêu cầu các địa phương rà soát lại để tiến hành công bố hết dịch (đối với xã, huyện trước đây đã công bố dịch), tạo điều kiện cho người dân tái đàn sản xuất.

Trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát, giá lợn hơi tăng cao, ngành nông nghiệp đang khuyến khích người dân tái đàn sản xuất. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, người chăn nuôi phải lưu ý lựa chọn con giống có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng; thực hiện tiêm phòng các vắc-xin phòng dịch bệnh đầy đủ, vệ sinh, tiêu độc khử trùng đúng kỹ thuật.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.