Hà Tĩnh: Đầu ra gặp khó, doanh nghiệp khai thác đá nợ thuế cả trăm tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Do gặp khó khăn về đầu ra, hàng chục doanh nghiệp khai thác đá ở thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nợ 113 tỷ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Năm 2013, Công ty TNHH Xây lắp và khai thác vật liệu xây dựng Thanh Nam (gọi tắt là Công ty Thanh Nam) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp quyền khai thác khoáng sản đá theo giấy phép 1589/GP - UBND với diện tích 12 ha, trữ lượng 12 triệu tấn ở phường Kỳ Long (TX Kỳ Anh).

Tuy nhiên, suốt nhiều năm sau đó, công ty này không tiến hành khai thác.

Hà Tĩnh: Đầu ra gặp khó, doanh nghiệp khai thác đá nợ thuế cả trăm tỷ đồng

Từ đầu năm tới nay, mỏ đá của Công ty Thanh Nam chưa có hoạt động sản xuất

Từ năm 2018 tới nay, Công ty Thanh Nam mới tiến hành khai thác. Tuy nhiên, hoạt động cũng rất cầm chừng, sản lượng không đáng kể. “Trong năm 2019, công ty chỉ khai thác khoảng 7.000 tấn giúp cho đơn hàng xuất khẩu của một đơn vị khác. Từ đầu năm 2020 tới nay chưa có hoạt động khai thác gì”, anh Trịnh Đình Dũng, quản lý máy móc của Công ty Thanh Nam cho biết.

Theo anh Dũng, nếu công việc thuận lợi, sẽ có 2 - 3 giàn xay với 13 nhân công làm việc nhưng nay ở mỏ chỉ có một giàn xay và 8 lao động. Và hiện giàn xay cũng không hoạt động, công nhân đang sửa sang máy móc, phương tiện.

Hà Tĩnh: Đầu ra gặp khó, doanh nghiệp khai thác đá nợ thuế cả trăm tỷ đồng

Do lâu ngày không hoạt động, giàn máy xay đá gỉ sét

Nói về nguyên nhân, anh Trịnh Đình Dũng cho biết: Do khó khăn về đầu ra, đá khai thác không bán được dẫn tới hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn. “Công ty đấu thầu mỏ đá với kỳ vọng cung cấp vật liệu cho một doanh nghiệp lớn ở địa bàn nhưng sau đó không thành công, còn thị trường nội địa thì lượng tiêu thụ không đáng bao nhiêu”, nam công nhân chia sẻ.

Hà Tĩnh: Đầu ra gặp khó, doanh nghiệp khai thác đá nợ thuế cả trăm tỷ đồng

Mỏ đá của Công ty TNHH VLXD 6879 hoạt động cầm chừng.

Tương tự, sau khi được cấp quyền khai thác mỏ đá 5 ha ở phường Kỳ Liên (TX Kỳ Anh), Công ty TNHH Vật liệu xây dựng 6879 cũng không tiến hành khai thác. Năm 2018 tới nay, công ty này mới khai thác trở lại nhưng hoạt động cũng cầm chừng.

“Mỗi ngày, công ty xay được nhiều nhất là 1.000 tấn, nhưng bán rất chậm”- Nguyễn Văn Nam một công nhân ở mỏ đá của Công ty 6879 cho hay.

Hà Tĩnh: Đầu ra gặp khó, doanh nghiệp khai thác đá nợ thuế cả trăm tỷ đồng

Đá sản xuất ra không thể bán, chất cao như núi.

Trước những khó khăn gặp phải, các doanh nghiệp đang cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm, trong đó tập trung vào thị trường nước ngoài qua hình thức xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện chỉ mới một số ít doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường này và khối lượng xuất đi cũng rất hạn chế. Một số thì tận dụng nguyên vật liệu để mở rộng các hình thức sản xuất, kinh doanh khác.

“Công ty sử dụng bột đá sản xuất gạch không nung, san lấp mặt bằng để duy trì hoạt động, nhưng tính ra sản lượng khai thác cũng không đáng bao nhiêu, chỉ để cho công nhân có việc làm, máy móc đỡ hư hỏng”, Giám đốc Công ty CP Khai thác vật liệu xây dựng 568 Nguyễn Văn Ngọc cho biết.

Hà Tĩnh: Đầu ra gặp khó, doanh nghiệp khai thác đá nợ thuế cả trăm tỷ đồng

Công ty CP Khai thác vật liệu xây dựng 568 tận dụng đá để sản xuất thêm gạch không nung, nhằm duy trì hoạt động.

Theo số liệu PV Báo Hà Tĩnh có được, trên địa bàn TX Kỳ Anh hiện có 18 mỏ đá, trong số này chỉ có 5 mỏ đang hoạt động, còn 13 mỏ chưa khai thác hoặc đã ngừng hoạt động. Ở huyện Kỳ Anh có 15 mỏ đá thì có tới 10 mỏ không khai thác.

Chính vì hoạt động khó khăn nên số tiền các doanh nghiệp khai thác đá ở TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản rất lớn. Theo Cục Thuế Hà Tĩnh, tổng số tiền cấp quyền mà các doanh nghiệp khai thác đá ở 2 địa bàn này nợ lên tới 113 tỷ đồng (TX Kỳ Anh 74 tỷ và huyện Kỳ Anh 39 tỷ đồng).

“Không những nợ thuế, hiện nhiều doanh nghiệp khai thác đá đã rút khỏi Hà Tĩnh nên rất khó để thu nợ tiền cấp quyền. Ngành thuế đang rất “đau đầu” trước thực trạng này”, lãnh đạo Cục Thuế Hà Tĩnh thông tin.

Những doanh nghiệp nợ tiền cấp quyền khai thác khoảng sản lớn ở TX Kỳ Anh như: Công ty TNHH Xây lắp và khai thác VLXD Thanh Nam 21,7 tỷ đồng, Công ty CP Khoáng sản Việt Gia 13,2 tỷ đồng, Công ty CP Lạc An 10,8 tỷ đồng, Công ty CPXD Trung Hậu 8,4 tỷ đồng; ở huyện Kỳ Anh có Công ty CP SXKD VLXD Hà Tĩnh 15,8 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Hưng Thành Đạt 6,1 tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Hoàng Anh 3,8 tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Lĩnh Cường Thịnh 3,7 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư xây dựng và khai thác mỏ Trường Thọ 3,1 tỷ đồng ...

Hà Tĩnh: Đầu ra gặp khó, doanh nghiệp khai thác đá nợ thuế cả trăm tỷ đồng

Máy móc, phương tiện ở các mỏ đá đã “đắp chiếu” thời gian qua.

Trước thực trạng khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp khai thác đá, các sở, ngành liên quan cần nghiên cứu tìm giải pháp tháo gỡ với mục đích vừa tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, vừa tránh được thất thu ngân sách của Nhà nước.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.